Bạn cần phát hiện sớm những triệu chứng máu nhiễm mỡ để thăm khám và chữa bệnh sớm thì mới có hiệu quả tốt. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh máu nhiễm mỡ, cùng cập nhật nhé!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ
– Yếu tố di truyền: Người sống trong gia đình có ông bà, bố mẹ hoặc anh chị em bị máu nhiễm mỡ sẽ có nguy cơ cao hơn mắc bệnh này so với người bình thường.
– Các điều kiện y tế như bệnh tiểu đường, béo phì, suy giáp, hội chứng thận hư, … cũng làm gia tăng nguy cơ gây máu nhiễm mỡ.
– Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh như: Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến, thức ăn nhanh, … có thể làm tăng mỡ được tổng hợp tại gan, từ đó dẫn đến mỡ trong máu cao.
– Lười vận động: Khi cơ thể ít vận động, năng lượng tạo ra không được tiêu hao sẽ khiến lượng mỡ tại tế bào, mô tăng, từ đó kéo theo mỡ máu, mỡ gan cao.
– Uống quá nhiều bia rượu: Rượu bia có thể làm tăng triglycerid, từ đó gây máu nhiễm mỡ. Nếu lượng triglycerid quá cao, nó có thể dẫn đến viêm tụy, thậm chí đe dọa tính mạng người mắc.
– Hút thuốc lá: Thói quen này có thể làm giảm lượng cholesterol HDL, từ đó gây máu nhiễm mỡ.
– Sử dụng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ bị máu nhiễm mỡ.
Những dấu hiệu của bệnh nhiễm mỡ
Đau đầu, chóng mặt
Người bệnh mỡ máu thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Điều này là do mạch máu dẫn tới não bị xơ hóa, hình thành các mảng bám bên trong thành động mạch.
Biểu hiện máu nhiễm mỡ này là do lượng mỡ dư thừa dần được tích tụ trong lòng mạch mà tạo thành các mảng bám, các mảng xơ vữa. Điều này khiến cho việc lưu thông máu tới não trở nên khó khăn hơn. Lượng máu cung cấp cho não không đủ khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, chóng mặt…
Cơ thể khó chịu, khó tiêu và táo bón
Mức cholesterol không kiểm soát được có xu hướng là một luồng kích thích mạnh gây các đợt khó tiêu, đầy hơi liên tục. Chất béo dư thừa trong máu và trong gan ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và quá trình tiêu hoá. Đặc biệt điều này càng rõ rệt khi ăn những thực phẩm giàu chất béo.
Huyết áp không ổn định
Một dấu hiệu dễ nhận biết là khi bị máu nhiễm mỡ, người bệnh luôn cảm thấy choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định (Đối với người trưởng thành, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường. Vì vậy khi thấy huyết áp thường xuyên thay đổi thì chúng ta cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh (nếu có).
Chân tay lạnh, tê bì chân tay
Hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không được đưa đến các chi, đặc biệt là chi dưới (chân) khiến chân tay bị tê bì, đau nhức. Các khớp ngón tay, ngón chân bị đau buốt, nhức mỏi. Không những thế, khi thiếu máu lưu thông đến bàn tay, bàn chân dễ xảy ra hiện tượng bị lạnh bộ phận này. Vì thế, khi có những biểu hiện này, bạn cần tới bệnh viện để khám ngay. Những hiện tượng đó rất có thể đó là triệu chứng máu nhiễm mỡ.
Trên đây là những triệu chứng điển hình khi bị máu nhiễm mỡ. Hãy theo dõi tất cả những thay đổi của cơ thể mình để sớm phát hiện bệnh sớm. Cách tốt nhất là đi xét nghiệm mỡ máu để có thể biết được chỉ số mỡ máu của cơ thể mình. Khi ấy bạn sẽ được biết mỡ máu bao nhiêu là cao và mình có bị mỡ máu hay không để điều trị kịp thời
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC HẠNG MỤC KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT
TẠI SAO CẦN KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT?
LỜI KHUYÊN BẢO VỆ GAN MẬT TRONG DỊP TẾT
BỆNH LÝ GAN MẬT THƯỜNG GẶP CẦN TẦM SOÁT TRƯỚC TẾT
CÁC HẠNG MỤC TẦM SOÁT TIÊU HÓA TRƯỚC TẾT
KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN VÀ BỆNH LÝ GAN MẬT TRƯỚC TẾT