Không có cách chữa trị bệnh Herpes ở miệng khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, các biện pháp khắc phục dưới đây có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh diễn biến phức tạp hơn. Cùng tìm hiểu nhé!
Điều trị Herpes ở miệng bằng thuốc mỡ và kem bôi
– Bệnh nhân có thể kiểm soát cơn đau do mụn nước ở môi và thúc đẩy quá trình chữa lành bằng thuốc mỡ kháng virus, chẳng hạn như penciclovir (Denavir). Thuốc mỡ sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu được sử dụng ngay khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
– Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng Docosanol (Abreva) – một loại kem không kê đơn để giảm triệu chứng của herpes miệng.
Điều trị Herpes ở miệng bằng thuốc uống
– Herpes miệng cũng có thể được điều trị bằng thuốc kháng virus đường uống, chẳng hạn như acyclovir (Zovirax), valacyclovir (Valtrex) và famciclovir (Famvir). Đây là những loại thuốc kê đơn, do đó bạn cần sử dụng chúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Nếu bạn đang gặp các biến chứng của Herpes hoặc bệnh thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn dùng thuốc liều cao hơn.
– Khi điều trị bệnh Herpes ở miệng khởi phát, các loại thuốc uống kháng virus có thể làm giảm đau và giảm thời gian lành bệnh.
– Đối với điều trị Herpes tái phát, các loại thuốc sau đây có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian phát bệnh:
+ Thuốc uống kháng virus, chỉ bán theo đơn, có thể dùng khi có dấu hiệu đầu tiên (như nóng, ngứa) xuất hiện. Thuốc này có rất ít tác dụng khi mụn đã sưng to.
+ Thuốc có thể uống hàng ngày để ngăn cản bệnh tái phát đặc biệt ở những người thường xuyên phát bệnh đau đớn.
+ Nếu hệ miễn dịch của bạn yếu và bị phát bệnh, bạn có thể cần dùng thuốc liều cao để kiểm soát các triệu chứng và liều hàng ngày để ngăn chặn bệnh tái phát.
Biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị Herpes miệng
– Chườm lạnh: sử dụng nước đá lạnh hoặc đá bọc trong vải chườm lên mụn loét trên miệng 20 phút mỗi lần, mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Lưu ý không nên để đá hoặc nước đá chạm trực tiếp vào vùng da bị bệnh vì có thể gây tổn thương nhiễm trùng nặng hơn.
– Uống nhiều nước: Herpes miệng có thể gây ra nhiều mụn rộp đau đớn trong miệng, khiến trẻ bị sốt, khó khăn khi ăn, ngủ và mất nước. Vì thế, cần uống thêm nhiều nước lọc và nước hoa quả các loại để tránh mất nước, giảm đau đớn, tăng tốc độ phục hồi bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC HẠNG MỤC KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT
TẠI SAO CẦN KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT?
LỜI KHUYÊN BẢO VỆ GAN MẬT TRONG DỊP TẾT
BỆNH LÝ GAN MẬT THƯỜNG GẶP CẦN TẦM SOÁT TRƯỚC TẾT
CÁC HẠNG MỤC TẦM SOÁT TIÊU HÓA TRƯỚC TẾT
KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN VÀ BỆNH LÝ GAN MẬT TRƯỚC TẾT