CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ PHỔI NHƯ THẾ NÀO?

Triệu chứng xơ phổi diễn ra khá chậm và có phần tương tự với một số bệnh phổi khác, vì vậy rất khó để chẩn đoán chính xác và kịp thời. Bệnh xơ phổi có thể phân biệt với các bệnh khác và chẩn đoán nhanh qua các biện pháp dưới đây:

Phương pháp chẩn đoán bệnh xơ phổi

– Chụp X-quang: Phim X-quang có thể cho thấy các mô sẹo điển hình của bệnh, rất hữu ích cho việc theo dõi tiến triển bệnh và hướng điều trị đúng đắn. Tuy nhiên, một số trường hợp chụp X-quang chưa thấy rõ tổn thương phổi, người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác hỗ trợ cho việc chẩn đoán.

– Chụp cắt lớp vi tính: Có thể giúp đánh giá mức độ bệnh xơ phổi cũng như phát hiện được biến chứng xẹp phổi, nhiễm trùng kèm theo.

– Siêu âm tim: Giúp xác định tình trạng tăng áp lực động mạch phổi và suy tim phải trên bệnh nhân xơ phổi giai đoạn cuối.

– Đo chức năng hô hấp của phổi: Có nhiều loại xét nghiệm để đánh giá chức năng phổi. Hô hấp ký thường là phương pháp được lựa chọn. Xét nghiệm này giúp đánh giá được lượng không khí bạn có thể trao đổi cũng như tốc độ di chuyển của luồng khí ra vào phổi. Một số phương pháp khác cho phép đo các thông số như dung tích phổi hay khả năng khuếch tán khí.

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp kiểm tra một số thông tin cần thiết như chức năng gan, thận. Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp loại trừ một số bệnh lý có biểu hiện tương tự.

– Sinh thiết mô phổi: Đây là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán bệnh xơ phổi. Bác sĩ sẽ sử dụng một kim nhỏ có đầu cắt để lấy một mảnh mô phổi nhỏ, sau đó gửi sang phòng giải phẫu bệnh để xác định mức độ xơ hóa của phế nang.

Phương pháp điều trị bệnh xơ phổi

Điều trị bằng thuốc

Một số người bệnh được chỉ định điều trị ban đầu với prednisone corticosteroid, có thể kết hợp thêm các loại thuốc ức chế miễn dịch khác như methotrexate, cyclosporin. Các loại thuốc này có thể có một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy hoặc phát ban.

Điều trị nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh

– Liệu pháp oxy: Việc thở oxy sẽ hữu ích cho hơi thở, cải thiện vận động dễ dàng hơn, giảm các biến chứng, cải thiện giấc ngủ và tinh thần người bệnh. Ngoài ra, liệu pháp oxy còn giúp giảm áp lực ở tim bên phải, do đó tùy theo mức độ và tình trạng của người bệnh mà có thể được chỉ định sử dụng liệu pháp này.

– Phục hồi chức năng phổi: Tập thể dục, học cách hít thở hiệu quả để cải thiện tình trạng khó thở, đồng thời cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh hàng ngày.

Cấy ghép phổi

Cấy ghép phổi là lựa chọn cuối cùng đối với những người trẻ tuổi bị xơ hóa phổi nghiêm trọng, bệnh không thể cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp điều trị khác. Để thực hiện ghép phổi, người bệnh phải bỏ thuốc lá, đủ sức khỏe để trải qua quá trình phẫu thuật và điều trị sau phẫu thuật, … Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp điều trị khá phức tạp, tốn chi phí và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác. Người bệnh và gia đình cần tham khảo và xem xét ý kiến của bác sĩ về kết quả điều trị trước khi thực hiện phẫu thuật này

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline