VÌ SAO NỮ GIỚI DỄ MẮC BỆNH TUYẾN GIÁP HƠN NAM GIỚI?

Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao gấp 10 lần nam giới do thay đổi nội tiết tố, có thể gây ra nhiều tình trạng nguy hiểm. Vậy, nguyên nhân do đâu mà tỉ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ giới thường cao hơn nam giới? Cùng PKĐK Thuận Kiều tìm hiểu nhé!

Cấu tạo cơ thể

Cấu tạo cơ thể nữ giới cũng như các chức năng sinh lý của nữ giới khác biệt so với nam giới. Phụ nữ phải trải qua nhiều cột mốc biến động về nội tiết tố hơn so với nam giới như: quá trình dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh và cho con bú, thời kỳ mãn kinh.

Thay đổi nội tiết khi mang thai

– Thay đổi về hormone: Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ sinh ra 2 hormon chính: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen. Việc tăng βhCG trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm giảm nhẹ hóc môn TSH (hóc môn kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ. Estrogen (hóc môn sinh dục nữ) sẽ làm tăng hóc môn tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh, tuy nhiên hóc môn tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, do đó không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Như vậy chức năng tuyến giáp vẫn bình thường nếu TSH, FT3 và FT4 bình thường.

– Thay đổi về kích thước: Khi mang thai, kích thước tuyến giáp có thể tăng từ 10 – 15%, gây ra hiện tượng bướu cổ tạm thời. Tỷ lệ này khá cao ở phụ nữ vùng núi do thiếu Iod trong khẩu phần ăn hàng ngày. Việc tuyến giáp của bạn có tăng quá mức về kích thước hay không sẽ được kiểm tra thông qua siêu âm.

Sau khi sinh con

Các nghiên cứu khác nhau cho thấy tỷ lệ viêm tuyến giáp ở phụ nữ sau sinh cao từ 6% – 8%. Trong thai kỳ, dưới tác động của hormone βhCG, các bệnh lý tự miễn thường ổn định. Tuy nhiên, sau khi sinh, các bệnh lý tự miễn lại dễ dàng tái phát, gây ra tình trạng viêm giáp, cường giáp. Tình trạng này thường được phát hiện ở phụ nữ sau sinh thường xuyên mệt mỏi, lo lắng bất thường, trầm cảm, ăn không ngon, táo bón, bồn chồn, đánh trống ngực, hồi hộp, khó thở, …

Thời kỳ mãn kinh

Trong thời kỹ mãn kinh, có đến 50% phụ nữ xuất hiện nhân giáp hoặc đa nhân giáp lành tính. Tình trạng này hầu hết không ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên, nếu những người này bổ sung lượng i-ốt nhiều thì dễ mắc bướu giáp do đa nhân hóa độc. Đồng thời, phụ nữ thường nhầm lẫn các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp với tác động của thời kỳ mãn kinh nên không đi khám bác sĩ, dẫn đến phát hiện bệnh khi các bệnh lý tuyến giáp đã trầm trọng.

Tầm soát tuyến giáp định kỳ chính là chìa khóa giúp phát hiện bệnh sớm, nhờ đó có được phương án điều trị, nâng cao tỷ lệ thành công. Bởi vì bất cứ giới tính, độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh về tuyến giáp.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline