Nếu nghi ngờ suy thận cấp, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm và sinh thiết để đánh giá mức độ suy yếu của thận. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Xét nghiệm nước tiểu
Các chuyên gia sẽ thu thập và phân tích mẫu nước tiểu của người bệnh để tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy thận không hoạt động tốt, ví dụ như sự hiện diện của protein, carbohydrate, hồng cầu, bạch cầu, vi khuẩn…
Xét nghiệm máu
– Định lượng creatinin máu: creatinin là sản phẩm cặn được đào thải bởi thận thông qua nước tiểu. Nồng độ hoạt chất này trong máu tăng lên có thể cảnh báo những nguyên nhân suy thận như viêm cầu thận, viêm bể thận, tắc nghẽn đường tiết niệu…
– Xét nghiệm ure máu: ure là sản phẩm cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein trong cơ thể, thường cũng được thận đào thải ra ngoài như creatinin. Tắc nghẽn đường tiểu là một trong các nguyên nhân chính khiến chỉ số ure trong máu cao bất thường.
Siêu âm
Siêu âm đo kích thước và sự xuất hiện của thận, phát hiện khối u hoặc các tổn thương thận, xác định vị trí tắc nghẽn trong mạch máu hay đường bài xuất nước tiểu. Một kỹ thuật mới hơn gọi là siêu âm màu doppler có thể dùng đánh giá cục máu đông, hẹp hoặc vỡ trong các động mạch, tĩnh mạch thận.
Chụp cắt lớp vi tính CT
Chụp cắt lớp vi tính (CT) để tạo ra các hình ảnh bên trong cơ thể. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này thường được sử dụng để bác sĩ có cái nhìn tổng quan về các nguyên nhân gây bệnh.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tình trạng suy thận của người bệnh thông qua các triệu chứng: tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên, theo dõi bệnh nhân có tiền sử ung thư đường tiết niệu…
Sinh thiết thận
– Tìm kiếm dấu hiệu thương tổn hoặc bệnh lý ở thận.
– Theo dõi mức độ cải thiện của người bệnh trong quá trình điều trị.
– Kiểm tra chức năng thận sau khi cấy ghép.
Một số xét nghiệm khác
Bên cạnh những xét nghiệm kể trên, nếu nghi ngờ bị bệnh, người bệnh có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm như:
– Xét nghiệm ure máu.
– Xét nghiệm đo kali huyết.
– Ước tính mức độ lọc cầu thận.
Nếu có bất kỳ biểu hiện nào nghi ngờ mắc phải bệnh suy thận, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời. Mọi thắc mắc hay có nhu cầu tư vấn, vui lòng liên hệ Phòng khám đa khoa Thuận Kiều qua hotline: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI