Chức năng của tiểu cầu trong tuần hoàn là giúp duy trì quá trình cầm máu và lưu lượng máu trong mạch. Để đạt được mục tiêu này, tiểu cầu phải chảy qua gần thành mạch từ đó cho phép phản ứng nhanh chóng khi xảy ra chấn thương hoặc tác động vào mạch máu.
Tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là một loại tế bào trong máu. Tế bào tiểu cầu không có nhân và được sinh ra ở tủy xương.
Đây là tế bào có kích thước nhỏ nhất trong máu người, đường kính của tiểu cầu chỉ bằng 20% hồng cầu, hình tròn hoặc hình bầu dục. Kích thước đường kính tiểu cầu xấp xỉ khoảng 2μm (dao động từ 1.2 – 2.3 μm), lớn nhất là 3μm. Chúng được sinh ra và sống trong máu từ 7 – 10 ngày.
Số lượng tiểu cầu bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số tiểu cầu bình thường dao động từ 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu. Có hơn 450.000 tiểu cầu là một tình trạng được gọi là tăng tiểu cầu, có ít hơn 150.000 được gọi là giảm tiểu cầu. Bạn nhận được số lượng tiểu cầu của mình từ một xét nghiệm máu định kỳ được gọi là công thức máu toàn bộ (CBC).
Chức năng của tiểu cầu
Chức năng chính của tiểu cẩu là góp phần vào sự cầm máu. Tức là quá trình dừng chảy máu tại nơi nội mạc mạch máu (thành trong của mạch máu) bị thương. Khi đó, chúng sẽ tập trung tại vết thương và bịt lỗ này lại, trừ khi lỗ hổng quá lớn.
Quá trình có 3 giai đoạn:
– Kết dính tiểu cầu: Khi thành mạch bị tổn thương, lớp collagen nằm bên dưới tế bào nội mạc mạch máu được lộ ra. TC sẽ đến dính vào lớp collagen này.
– Tiểu cầu giải phóng các yếu tố hoạt động: tiểu cầu tiếp tục được hoạt hóa sau khi kết dính với collagen, tế bào dược phình to, thò chân giả và giải phóng các chất với lượng lớn ADP, Thromboxane A2.
– Kết tập tiểu cầu: ADP và thromboxane A2 hoạt hoá các TC ở gần. Hoạt hóa làm chúng có khả năng dính vào lớp TC ban đầu gọi là kết tập tiểu cầu. Rồi lớp tiểu cầu đến sau này lại giải phóng các chất hoạt động làm hoạt hoá và dính thêm lớp tế bào TC khác. Cứ như vậy, các lớp tế bào TC đến dính vào chỗ tổn thương càng lúc càng nhiều tạo nên nút TC.
Nhìn chung, khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như dễ bị bầm tím, thường xuyên bị chảy máu mũi, khó hoặc không thể cầm máu các vết thương. Bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Một trong những cách đơn giản nhất để tìm ra sự bất thường của tiểu cầu là xét nghiệm công thức máu.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
Phòng Khám Đa Khoa Thuận Kiều Hân Hạnh Được Chọn Là Một Trong 91 Đơn Vị Tiêu Biểu Yết Kiến Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước
Phòng Khám Đa Khoa Thuận Kiều: Tiên Phong Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Lâm Đồng
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều trao tặng 200 phiếu khám sức khỏe cho Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh
Phòng khám Đa khoa Thuận Kiều phối hợp tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tham dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024
Phòng khám Đa khoa Thuận Kiều tài trợ học bổng cho sinh viên HUTECH