Việc sớm nhận biết các triệu chứng viêm đa khớp mang ý nghĩa rất quan trọng đối với việc điều trị bệnh hiệu quả và lâu dài. Ngoài ra bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ để thu được kết quả điều trị tốt nhất, tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.
Các phương pháp chẩn đoán viêm đa khớp
Đây là căn bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra, đi kèm với đó là các biểu hiện cũng rất khác nhau, việc chẩn đoán tình trạng này không hề đơn giản. Các bác sĩ sẽ cần tiến hành nhiều thủ thuật, phương pháp xét nghiệm để xác định chính xác vấn đề đang xảy ra là gì, chẳng hạn như:
- Xét nghiệm máu để tìm kiếm sự hiện diện của virus hoặc yếu tố dạng thấp (RF), một loại protein có thể tấn công các mô khỏe mạnh trong cơ thể
- Khám tổng quát sức khỏe khớp nhằm kiểm tra tình trạng sưng nóng, giảm biên độ vận động của khớp…
- Chụp X-quang, MRI… với mục đích tìm kiếm nguyên nhân gây đau
- Xét nghiệm dịch khớp để xác định dạng bệnh đang diễn ra
Điều trị viêm đa khớp bằng thuốc
Với sự phát triển vượt bậc của nền y học hiện đại, ngày càng có nhiều loại thuốc được nghiên cứu với mục đích nâng cao hiệu quả chữa trị hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro tác dụng phụ. Các loại thuốc thường được dùng trong chữa trị có thể kể đến như sau:
- Thuốc giảm đau: phổ biến nhất là paracetamol.
- Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs): giúp giảm đau cứng khớp. Các loại thuốc thường được dùng gồm ibuprofen, naproxen và diclofenac.
- Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD): có tác dụng lâu hơn so với thuốc giảm đau thông thường, đồng thời giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê toa methotrexate nhằm giảm thiểu thương tổn do viêm ở nhiều khớp.
- Liệu pháp sinh học: các thuốc kháng IL-6, TNF-alpha hay IL-17,… đã được sử dụng để ức chế phản ứng viêm của người bệnh nhằm kiềm chế sự tiến triển của các phản ứng viêm ở nhiều khớp.
- Thuốc steroid: được dùng dưới dạng tiêm cục bộ, có tác dụng giảm viêm và kiểm soát cơn đau hiệu quả nhưng không phải là biện pháp dài lâu do thuốc có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị không dùng thuốc
Bên cạnh việc dùng thuốc kê toa, các triệu chứng đau cứng ở nhiều khớp cùng lúc do viêm cũng có thể thuyên giảm bởi phương pháp tập vật lý trị liệu cùng một số bài tập thể chất tác động thấp, ví dụ như:
- Bơi lội
- Đi bộ
- Đạp xe
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng để đạt được hiệu quả như mong đợi, người bệnh vẫn cần đến sự trợ giúp, hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia vật lý trị liệu trong việc xây dựng chương trình tập luyện thích hợp, tối ưu.
Mặt khác, trong trường hợp các khớp chịu thương tổn nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ đề xuất phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật khớp được chỉ định sẽ dựa trên vị trí, mức độ tổn thương khớp cũng như các mô xung quanh và thể trạng hiện tại của người bệnh. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng sẽ đề cập trước về những yếu tố rủi ro nếu có, đồng thời dặn dò cách phục hồi sau phẫu thuật nhằm tối ưu hóa kết quả điều trị.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH THỜI KỲ GIAO MÙA
CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ TỐT
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA