Mục tiêu chính của việc điều trị các bệnh lý viêm khớp là giảm thiểu cơn đau và ngăn ngừa khớp bị tổn thương thêm. Bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cách kiểm soát cơn đau phù hợp nhất với mình. Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng để điều trị bệnh viêm khớp.
Dùng thuốc:
– Thuốc giảm đau: Là loại thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng giảm viêm, ví dụ như Paracetamol, Tramadol, …
– Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Thuốc có tác dụng giảm đau và giảm viêm, bao gồm: Ibuprofen, Naproxen natri. Một số loại thuốc NSAID còn có sẵn dưới dạng gel, kem, miếng dán được chỉ định cho từng vị trí khớp cụ thể.
– Thuốc ức chế miễn dịch: Methotrexate, Hydroxychloroquine có thể được chỉ định để làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các khớp.
– Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm Glucosamin; …
Vật lý trị liệu:
Đây là phương pháp hỗ trợ quan trọng trong điều trị viêm khớp:
– Tập vận động: Giúp bệnh nhân hạn chế tình trạng cứng khớp hay dính khớp. Tuy nhiên, chỉ nên tập vận động khi tình trạng viêm khớp đã ổn định;
– Trị liệu bằng siêu âm cũng giúp giảm viêm;
– Nhiệt trị liệu cũng cần được sử dụng một cách hợp lý: Khi viêm cấp cần chườm mát, lạnh. Khi tình trạng viêm đã ổn định thì sẽ sử dụng nhiệt nóng giúp tăng tưới máu khớp và hạn chế xơ hóa phần mềm quanh khớp.
Tiêm thuốc giảm đau vào khớp:
Phương pháp tiêm thuốc giảm đau trực tiếp vào khớp có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn an toàn bởi tiêm thuốc giảm đau thường xuyên sẽ làm tăng mức độ tổn thương xương khớp.
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật):
Trong một số trường hợp, bệnh viêm khớp tiến triển nặng, các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc khớp không cử động được, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro cho sức khỏe như nhiễm trùng, gây đau đớn và mất nhiều thời gian hồi phục.
Chế độ sinh hoạt hợp lý:
Bên cạnh các phương pháp điều trị chế độ sinh hoạt hợp lý cũng rất cần thiết cho các bệnh nhân viêm khớp.
– Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Một thực đơn ăn uống cân bằng sẽ giúp bạn duy trì cân nặng ổn định và kiểm soát chứng viêm. Người bệnh viêm khớp nên hạn chế ăn các loại thực phẩm tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Thay vào đó, hãy chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm, đồng thời tăng cường thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D để củng cố sức khỏe cơ xương khớp.
– Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục điều độ (tối thiểu 30 phút mỗi ngày) sẽ giữ cho khớp luôn trong trạng thái hoạt động linh hoạt, tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho cơ xương khớp. Những bài tập và bộ môn thể dục thể thao có lợi cho người bị viêm khớp là bơi lội, chạy và đi bộ.
– Kiểm soát cân nặng: Kiểm soát cân nặng hợp lý bằng cách ăn uống khoa học và luyện tập điều độ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh viêm khớp và có thể giảm các triệu chứng viêm khớp
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN DO VIRUS: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ HIỆN NAY
CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN DO VIRUS: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM?
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG
BỆNH GAN DO VIRUS – NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỆNH SỞI VÀ DỊ ỨNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH SỞI VÀ SỐT PHÁT BAN DO VIRUS?