Viêm tai ngoài là vấn đề thường gặp hơn viêm tai giữa. Hiện tượng tai ngoài bị viêm gây nên khó chịu cho người bệnh vì cảm giác ngứa, đau hoặc chảy mủ ở tai. Chính vì thế có không ít người băn khoăn “viêm tai ngoài có nguy hiểm không?
Biến chứng của viêm tai ngoài
Một số biến chứng phổ biến của viêm tai ngoài như:
– Viêm tai ngoài thường có biểu hiện sưng tấy và làm chít hẹp ống tai ngoài, gây giảm thính lực nhẹ tạm thời tai tổn thương.
– Viêm mô tế bào quanh tai (preauricular cellulitis) là một tình trạng viêm tấy mô mềm lan tỏa xung quanh tai bị viêm mà không có dấu hiệu toàn thân. Biểu hiện thường là đau, nóng, đỏ lan nhanh và phù nề da.
– Viêm tai ngoài ác tính là do nhiễm trùng lan rộng đến các cấu trúc xương và nền sọ. Thường gặp ở những bệnh nhân đái tháo đường lớn tuổi hoặc suy giảm miễn dịch. Biến chứng này cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị sớm.
– Suy nhược cơ thể: khi các cơ hàm hoạt động khi ăn sẽ kéo theo sự đau nhức ở loa tai. Điều này khiến người bệnh có tâm lý hạn chế ăn, bỏ bữa dẫn tới mất chất dinh dưỡng cho cơ thể.
– Liệt mặt: tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ lan tới các dây thần kinh sọ, đặc biệt là dây thần kinh số 7.
Biện pháp phòng chống viêm tai ngoài
Để bảo vệ bản thân và người thân trước bệnh lý viêm tai ngoài, cần chú ý:
– Bơi lội tại các vùng nước sạch. Vệ sinh tai và làm sạch, làm khô sau khi bơi lội.
– Vệ sinh tai đúng cách. Tránh tình trạng dùng các vật dụng gây tổn thương ống tai khi làm sạch tai.
– Sát khuẩn và vệ sinh phù hợp khi ống tai bị trầy xước.
– Tránh vấn đề dị ứng.
Bên cạnh đó, để bảo vệ sức khỏe tai cũng như sức khỏe toàn diện của bản thân, nên đi khám sức khỏe định kỳ. Việc khám tai mũi họng định kỳ sẽ giúp chúng ta kiểm soát tình trạng sức khỏe, phòng ngừa các nguy cơ và phát hiện sớm mọi vấn đề để an tâm điều trị, sống khỏe mạnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
XẠ TRỊ VÀ HÓA TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ U NÃO – CƠ CHẾ, HIỆU QUẢ
PHẪU THUẬT U NÃO: KHI NÀO CẦN CAN THIỆP?
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ CHẨN ĐOÁN U NÃO
U NÃO LÀNH TÍNH VÀ U NÃO ÁC TÍNH: SỰ KHÁC BIỆT VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM
BIỆN PHÁP TẦM SOÁT HUYẾT ÁP CAO
ĐỐI TƯỢNG CẦN TẦM SOÁT HUYẾT ÁP ĐỊNH KỲ