VIÊM TAI NGOÀI LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU NHẬN BIẾT

Tai ngoài, tai giữa và tai trong là ba bộ phận cấu tạo nên tai cùng các chức năng cảm giác âm thanh và thăng bằng cơ thể. Trong đó, tai ngoài là vị trí quan trọng, có thể quan sát bằng mắt thường và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tác nhân vật lý, tự nhiên trong đời sống. Vậy viêm tai ngoài là gì, cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu nhé!

Viêm tai ngoài là gì?

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng vùng tai ngoài dẫn đến viêm, sưng tấy, đỏ và đau. Tình trạng viêm có thể lây lan sang các mô lân cận và gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị phù hợp.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tương đối phổ biến, đặc biệt ở nước ta do khí hậu nóng ẩm, môi trường ô nhiễm cộng với thói quen ngoáy tai bằng dụng cụ không sạch hoặc lau tai quá nhiều lần làm trầy xước lớp da bảo vệ ống tai tạo điều kiện cho vi trùng, nấm xâm nhập và và gây viêm.

Nguyên nhân dẫn đến viêm tai ngoài

– Viêm tai ngoài xảy ra khi ống tai ngoài chịu tác động mạnh gây tổn thương đến tai ngoài hoặc bị ẩm ướt khiến cho vi khuẩn, nấm dễ xâm nhập sẽ dẫn đến viêm tai.

– Bơi lội ở vùng sông hồ nhiễm bẩn: Những người bơi lội nhiều hoặc tắm ở vùng nước sông hồ bị nhiễm bẩn bị dính nước vào ống tai. Khi tiếp xúc với môi trường này, nước còn trong tai không được làm sạch và lau khô dẫn đến tình trạng ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập vào lớp da bao phủ ống tai ngoài và gây viêm tai.

– Một số nguyên nhân khác dẫn đến viêm tai ngoài bao gồm:

+ Có dị vật mắc kẹt trong tai, có thể là bụi bẩn, vi trùng, …

+ Gãi, ngoáy tai bằng ngón tay hoặc vật có bề mặt sắc nhọn làm tổn thương niêm mạc da tai ngoài.

+ Da mắc các bệnh mạn tính như vảy nến, bệnh chàm, dị ứng dễ mắc viêm tai ngoài hơn.

+ Nhiễm trùng từ các vật dụng dùng ở tai như: tăm bông, máy trợ thính, tai nghe, …

Dấu hiệu nhận biết khi bị viêm tai ngoài

– Đau tai là triệu chứng nổi bật, đau ngày càng tăng dữ dội, đau tăng khi nhai, ngáp, đau nhiều về đêm. Đau nhiều hơn khi kéo dái tai hoặc khi ấn vào tai.

– Nghe tiếng trầm kém, thường kèm theo ù tai hoặc bị mất thính lực tạm thời.

– Sốt nhẹ hoặc sốt cao khi viêm tấy lan tỏa.

– Da ống tai nề đỏ, sau đó ống tai bị chít hẹp lại do sưng nề và ứ dịch vàng, có thể bong từng đám biểu bì trắng.

– Ngứa trong tai.

– Đôi khi có cục u hoặc mụn nhọt nhỏ gây đau dữ dội trong khoang tai.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline