BỆNH GAI CỘT SỐNG LÀ GÌ? NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU CỦA BỆNH

Gai cột sống được hình thành trong thời gian dài, không phải là bệnh cấp tính. Một số người bệnh có thể vô tình phát hiện qua khi được chụp Xquang cột sống khi chưa có triệu chứng. Phần lớn các triệu chứng nếu có cũng chưa thật sự rõ ràng. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu về bệnh gai cột sống một cách đầy đủ nhất nhé!

Bệnh gai cột sống là gì?

Gai cột sống là phần tất yếu của quá trình lão hóa tự nhiên. Khi cơ thể già đi, sự mất nước và độ ẩm khiến đĩa đệm bị hao mòn. Dây chằng cố định xương cũng trở nên lỏng lẻo. Trong những nỗ lực chống lại quá trình lão hoá này, cơ thể đã tạo ra các mấu xương (gai xương), là các phần xương mọc thêm ra phía ngoài và hai bên của cột sống nhằm duy trì sự ổn định và giảm bớt căng thẳng cho cột sống, lâu dần sẽ hình thành gai cột sống. Đây chính là một trong những biến chứng của căn bệnh thoái hóa cột sống.

Gai cột sống có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống, tuy nhiên thường hình thành ở những bộ phận chịu nhiều áp lực của cơ thể như đốt sống cổ và đốt sống thắt lưng. Mỗi dạng gai ở từng vị trí khác nhau sẽ có đặc điểm riêng biệt.

Những nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Tuổi tác

Đây là nguyên nhân quan trọng hàng đầu và phổ biến nhất. Càng về già, cột sống càng có nguy cơ cao bị thoái hóa, các mô sụn xuống cấp nghiêm trọng, khó thể phục hồi tạo môi trường thuận lợi để các gai xương mọc ra và chèn ép lên các rễ thần kinh.

Chấn thương

Trong trường hợp các chấn thương từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã từ trên cao xuống không được giải quyết tận gốc cũng có thể để lại những biến chứng sau này, trong đó có gai cột sống.

Sự lắng đọng canxi

Sự lắng đọng canxi ở dây chằng và đốt sống thường xảy ra ở người cao tuổi. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ kích thích những phản ứng viêm, cùng sự hình thành của gai xương gây đau.

Xương khớp bị viêm nhiễm

Những viêm nhiễm xảy ra trong cột sống có khả năng phá vỡ lớp sụn bọc đầu xương. Lúc này, cơ thể sẽ sửa chữa theo cơ chế hình thành các gai xương. Bên cạnh đó, lớp đĩa đệm cũng có nguy cơ cao bị hỏng, cấu trúc cột sống bị phá vỡ và mọc các ra gai xương.

Tính chất công việc nặng nhọc

Những người thường xuyên phải làm việc nặng nhọc, trong những môi trường nguy hiểm cũng có nguy cơ cao bị gai cột sống.

Thói quen sinh hoạt và làm việc sai tư thế

Đứng hoặc ngồi quá lâu ở một tư thế, mang vác vật nặng cũng là một trong những yếu tố khiến cho gai xương hình thành. Ngoài ra, việc nằm ngủ sai tư thế, lười vận động cũng có thể làm cho cột sống bị tổn thương.

Nhận biết các dấu hiệu của bệnh gai cột sống

Dấu hiệu gai cột sống lưng

– Đau ở vùng thắt lưng và có thể lan rộng xuống chân và háng.

– Các cơn đau thường kéo dài liên tục trên 6 tuần.

– Đau tăng lên khi người bệnh ngồi lâu, xoay người, cúi xuống,…

– Khó hoặc mất khả năng kiểm soát đại tiểu tiện.

– Mất cân bằng, người bệnh thường có xu hướng cúi về trước hoặc ngửa ra sau.

Dấu hiệu gai cột sống cổ

– Đau nhức ê ẩm vùng cổ, đau gia tăng khi cử động mạnh hoặc thay đổi thời tiết.

– Tê bì, nhức mỏi vai gáy, bả vai.

– Cảm giác căng cứng cổ, khó cử động khớp cổ, khó khăn khi quay đầu sang hai bên.

– Đau nửa đầu, đau buốt lan lên đến đỉnh đầu.

– Chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi,…

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline