Viêm họng làm cho nuốt đau và khó khăn hơn. Ăn uống thực phẩm phù hợp giúp giảm cơn đau do viêm và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm nên ăn khi viêm họng.
Thực phẩm giàu vitamin C
Vitamin C được đánh giá là có khả năng giúp miễn dịch và tăng sức đề kháng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Vì vậy, vi khuẩn, virus sẽ không có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm tại mũi và họng.
Vitamin C có trong rau xanh và các loại trái cây (dâu tây, việt quất, mâm xôi,..) là thực phẩm người bệnh cần bổ sung vào danh sách “viêm họng ăn gì để mau hồi phục?”. Ngoài ra có thể tăng cường vitamin C bằng các viên uống bổ sung, kẹo ngậm để giảm nhẹ triệu chứng và nhanh khỏi bệnh.
Thực phẩm chứa kẽm
Ngoài vitamin C, kẽm cũng được biết đến là một nguyên tố vi lượng giúp cơ thể tăng sức đề kháng, khỏe mạnh, không mệt mỏi. Từ đó chống lại sự xâm nhập gây bệnh của các loại vi rút, vi khuẩn viêm họng. Đồng thời cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp quá trình điều trị viêm họng được hiệu quả hơn.
Nên người viêm họng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu kẽm sau: Ốc, tôm, cua, ngao, sò, rau chân vịt, củ cải trắng…….
Nghệ
Nghệ có đặc tính chữa lành, khử trùng và chống viêm. Bạn có thể dùng nghệ như một loại trà hoặc pha bột nghệ cùng sữa để uống.
Gừng
Gia vị này có thể dùng dạng trà và bột. Gừng có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm đau họng bằng cách giảm sưng và đau. Pha trà gừng bằng cách đun sôi một thìa gừng tươi băm nhỏ trong nửa lít nước.
Trà ấm
Có đặc tính chống viêm. Uống các loại trà ấm giúp người đau họng cảm thấy dễ chịu hơn. Súc miệng bằng dung dịch trà xanh cũng giảm đau họng sau phẫu thuật.
Sinh tố và sữa chua
Là thức ăn mềm, mát có thể uống qua ống hút giúp người đau họng dễ uống hơn, đồng thời sinh tố hay sữa chua cũng làm dịu cơn đau họng.
Mật ong
Là một loại đường tự nhiên, mật ong chống nhiễm trùng và hỗ trợ chữa lành vết thương. Lưu ý, trẻ dưới một tuổi không nên dùng mật ong vì có thể bị ngộ độc.
Uống đủ nước
Khi bị viêm họng người bệnh sẽ thường có cảm giác khô, nóng, rát, khó chịu tại vòm họng. Vì vậy việc tăng cường bổ sung nước đều đặn (người lớn từ 2- 2,5 lít/ ngày; trẻ em từ 500ml – 1lít/ ngày) sẽ giúp cổ họng bớt khô rát, đem lại cảm giác mát nhẹ, dễ chịu.
Ngoài ra bổ sung nước đầy đủ và đều đặn hàng ngày là điều kiện thiết yếu để cơ thể thải độc, tăng tuần hoàn trong quá trình điều trị.
Khi bị viêm họng, bạn nên sử dụng nước ấm để uống. Nước ấm sẽ giúp làm long đờm và cải thiện tình trạng khò khè, ngạt mũi hiệu quả.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM TAI GIỮA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH VIÊM TAI GIỮA XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
TẠI SAO VIÊM MŨI HỌNG CÓ THỂ GÂY VIÊM TAI GIỮA?
GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?