Các bệnh lý viêm xương khớp có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Do đó tìm hiểu và trang bị những thông tin cơ bản để có thể phòng ngừa và điều trị sớm là rất cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng do viêm khớp gây ra.
Bệnh viêm khớp là gì ?
Bệnh viêm khớp là tình trạng viêm xảy ra tại các khớp như khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, khớp vai, khớp hông,… Bệnh có thể khiến cho các sụn đầu khớp vỡ ra, gây đau và sưng tấy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đi lại, vận động, sinh hoạt của người bệnh.
Viêm khớp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên bệnh thường gặp ở những người từ 35 tuổi trở lên.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm khớp
– Viêm khớp là do sụn khớp bị thoái hóa. Sụn khỏe mạnh sẽ giúp xương khớp vận động trơn tru. Khi sụn bị tổn thương hoặc thoái hóa, các đầu xương cọ xát vào nhau gây cảm giác sưng đau, làm xương khớp vận động kém linh hoạt.
– Di truyền: Đôi khi người trẻ tuổi bị viêm xương khớp có thể là do di truyền. Ngoài ra, một vài căn bệnh viêm khớp khác cũng đã được chứng minh là có thể liên quan đến gene, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống hay viêm cột sống dính khớp…
– Rối loạn chức năng hệ miễn dịch: Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề như viêm khớp dạng thấp hay lupus ban đỏ hệ thống.
– Nhiễm khuẩn: Vi khuẩn, vi trùng từ một bộ phận nào đó bị tổn thương trong cơ thể theo máu xâm nhập vào các khớp gây viêm nhiễm và sưng tấy.
– Béo phì: Tình trạng thừa cân không chỉ góp phần phát sinh viêm khớp mà còn thúc đẩy bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
– Tính chất công việc: Một số ngành nghề yêu cầu bạn thường xuyên phải ngồi xổm, đứng nhiều, co đầu gối… Nếu tình trạng này kéo dài, bạn có nguy cơ cao bị viêm khớp, cụ thể hơn là thoái hóa do lạm dụng chức năng khớp.
Nhận biết những triệu chứng của bệnh viêm khớp
Nếu bạn gặp phải một số tình trạng sau thì cần nghĩ ngay đến viêm khớp:
– Tại các khớp thường xuất hiện tình trạng sưng đau, nóng đỏ, đặc biệt là các khớp cổ chân, cổ tay, khớp gối.
– Cơn đau kéo dài và có xu hướng nặng dần, các cơn đau đặc biệt dữ dội về đêm và sáng sớm.
– Vận động khó khăn: do các sụn khớp bị tổn thương nên người bệnh gặp phải tình trạng khó vận động, cứng khớp, đặc biệt là khi mới ngủ dậy vào sáng sớm.
– Có tiếng lạo xạo tại vị trí viêm: khi người bệnh vận động sẽ xuất hiện những tiếng kêu cót két, lạo xạo tại vùng tổn thương.
– Sốt, ốm, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp
– Kiểm tra thể chất.
– Chẩn đoán hình ảnh X-quang, CT scan, MRI.
– Nội soi khớp.
– Sinh thiết dịch khớp để kiểm tra.
– Xét nghiệm máu.
Điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả
*Dùng thuốc
– Thuốc giảm đau: paracetamol, tramadol, hydrocodone… là những loại thuốc thông dụng có khả năng xoa dịu cơn đau. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng chúng không có tác dụng kháng viêm.
– Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs): đem lại hiệu quả đáng kể trong việc giảm đau và kháng viêm. Các loại phổ biến có thể kể đến như ibuprofen, naproxen… được dùng dưới dạng thuốc uống, kem bôi hoặc miếng dán.
– Thuốc chống thấp tác dụng chậm (Disease Modifying Antirheumatic Drugs – DMARDs): chủ yếu dành cho trường hợp viêm khớp dạng thấp, có khả năng làm chậm tiến trình phát triển của bệnh hoặc cản trở các tế bào bạch cầu tiếp tục tấn công khớp. Methotrexate và hydroxychloroquine là hai loại thuốc thường dùng nhất.
– Corticosteroid: prednison và cortisone có tác dụng giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch.
*Phẫu thuật
Đối với những trường hợp viêm khớp tiến triển nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ là lựa chọn cần thiết:
– Phẫu thuật tạo hình xương.
– Phẫu thuật làm cứng khớp.
– Phẫu thuật thay khớp.
* Thay đổi thói quen sống
– Tập thói quen tốt: rèn luyện thể chất đều đặn, không hút thuốc lá… đem lại nhiều lợi ích cho việc kiểm soát mức độ phát triển của bệnh, đồng thời nâng cao sức khỏe tổng thể.
– Xây dựng thực đơn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng không chỉ giúp bạn duy trì trọng lượng khỏe mạnh mà còn hỗ trợ kiểm soát tốt vấn đề viêm.
– Cân bằng hoạt động thể chất và nghỉ ngơi: nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng để tạo điều kiện cho cơ chế tự chữa lành thương tổn của cơ thể hoạt động.
PKĐK Thuận Kiều hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn và người thân, để trang bị những kiến thức cơ bản liên quan đến bệnh viêm khớp, để bảo vệ sức khoẻ của chính mình và người thân nhé!
PKĐK Thuận Kiều trang bị máy móc hiện đại hỗ trợ trong chẩn đoán như Xquang, Cộng hưởng từ MRI, siêu âm khớp, CT-san…khám bệnh hiệu quả. Cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm phát hiện, điều trị đúng người đúng bệnh. Nếu bạn muốn khám Cơ xương khớp với chuyên gia thì có thể liên hệ:
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG