Ở tuổi trung niên, từ 40 trở đi, chị em phụ nữ phải đối diện với nhiều thay đổi bên trong cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm sinh lý bởi đây là giai đoạn chị em bước vào thời kỳ tiền mãn kinh. Nguy cơ mắc một số bệnh tim mạch cũng có thể gia tăng vào thời điểm này.Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh tim mạch ở phụ nữ trung niên mà chị em cần lưu ý.
Vì sao bệnh tim mạch lại phát triển ở phụ nữ trung niên
Khi bạn còn trẻ tuổi hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng sẽ hoạt động nhịp nhàng cũng như suôn sẻ với nhau. Sự ổn định này sẽ giúp cho lượng cholesterol xấu trong máu giảm đi cũng như chúng không thể có điều kiện để lắng đọng và tạo thành những mảng xơ vữa.
Bước vào độ tuổi trung niên, thì hệ trục này bắt đầu có xu hướng không ổn định. Lượng cholesterol xấu cũng vì thế mà tăng dần và những mảng xơ vữa cũng vì thế được hình thành mất kiểm soát. Lúc này, động mạch bị chặn nhiều bởi những mảnh vỡ và rất có thể rơi vào tình trạng tắc nghẽn. Dấu hiệu đầu tiên mà nhiều người nhận thấy đó chính là tình trạng cao huyết áp.
Dấu hiệu bệnh tim mạch ở phụ nữ trung niên
Khó thở
Nếu leo lên thang gác mà bạn thấy khó thở, hãy đến khám bác sĩ. Bởi đây có thể là triệu chứng của bệnh mạch vành hoặc suy tim. Khó thở cũng có thể là triệu chứng thường gặp của rung nhĩ. Khi có triệu chứng này, thường các bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm như điện tâm đồ, siêu âm tim để chẩn đoán.
Liên tục mệt mỏi
Cảm giác mệt mỏi thường xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh, thậm chí toàn bộ sức lực dần bị mất đi. Cảm giác mệt mỏi này không hạn chế tại một bộ phận nào đó trên cơ thế mà đó là cảm giác mệt mỏi toàn thân.
Đau ngực
Đau ngực là một biểu hiện thường gặp của bệnh tim. Không chỉ ở mỗi bên trái, mà cơn đau ngực do đau tim ở nữ giới có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trong lồng ngực. Lúc đó, bệnh nhân nữ sẽ cảm thấy giống như bị đầy hoặc căng tức xung quanh vùng ngực.
Hoa mắt, choáng váng, chóng mặt
Tình trạng hoa mắt, choáng váng, chóng mặt có thể tiềm ẩn nguy cơ phụ nữ bị rối loạn nhịp tim, suy tim. Và khả năng cao nữ giới đang gặp vấn đề về tim nếu bị chóng mặt kèm theo khó thở, toát mồ hôi.
Phù hai chân
Bệnh tim có thể gây khó khăn cho tim bơm máu và thận khó loại bỏ lượng natri và nước dư thừa. Những yếu tố này có thể góp phần giữ nước và gây sưng phù ở các vùng phía dưới cơ thể, chẳng hạn như chân, mắt cá chân và bàn chân.
Khi gặp một những triệu chứng như trên, chị em cần đặc biệt lưu ý và cần đi khám chuyên khoa tim mạch càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ thăm khám tìm nguyên nhân, đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra tư vấn điều trị phù hợp nhất, hạn chế việc bệnh tiến triển nặng và xuất hiện biến chứng xấu.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU
VIÊM NÃO MÔ CẦU CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?
SỰ NGUY HIỂM CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU?