Suy thận mạn giai đoạn 2 ít khi biểu hiện triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Các triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn này không rõ ràng, một số dấu hiệu có thể gặp là tiểu đêm, chán ăn, thiếu máu mức độ nhẹ, mệt mỏi, đau thắt lưng. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu kỹ hơn về suy thận giai đoạn 2 nhé!
Suy thận mạn giai đoạn 2
Suy thận mạn giai đoạn 2 có tình trạng tổn thương thận với mức lọc cầu thận giảm nhẹ, trong khoảng từ 60-89 ml/phút/1,73m². Trong giai đoạn này thường không có hoặc có rất ít triệu chứng.
Nguyên nhân suy thận mạn tính thường gặp bao gồm
– Đái tháo đường: do biến chứng tổn thương mạch máu làm tích tụ độc chất.
– Tăng huyết áp kéo dài gây tổn thương mạch máu nhỏ dẫn tới suy thận.
– Tắc động mạch thận một hoặc hai bên.
– Bệnh thận bẩm sinh.
– Bệnh tự miễn: lupus, xơ cứng bì.
– Nhiễm độc kéo dài.
Dấu hiệu suy thận mạn giai đoạn 2
Mặc dù khó phát hiện, nhưng một số triệu chứng suy thận cấp độ 2 gồm:
– Những thay đổi khi đi tiểu: Đi tiểu nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, nước tiểu có lẫn máu…
– Sưng phù ở bàn chân, bàn tay và mặt.
– Ngứa, phát ban ở da.
– Mệt mỏi, đau đầu.
– Khó ngủ.
– Thay đổi hơi thở và vị giác: Hơi thở nông hoặc có mùi, cảm thấy trong miệng có vị lạ, ăn uống không còn ngon miệng như trước.
Biện pháp điều trị suy thận mạn giai đoạn 2
– Người bệnh suy thận mạn giai đoạn 2 cần theo dõi tình hình bệnh của bản thân và lưu ý các triệu chứng mới xuất hiện cũng như tuân thủ điều trị của bác sĩ, tái khám thường xuyên theo lịch.
– Kiểm soát các chỉ số huyết áp, tầm soát tăng huyết áp sớm, nếu phát hiện bệnh kịp thời và can thiệp điều trị có thể làm chậm tiến triển của suy thận mạn.
– Lối sống lành mạnh, dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh để bản thân phải căng thẳng, lo âu kéo dài.
– Thực đơn ăn uống hàng ngày cần tiết chế tốt, ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng và phải đảm bảo sự cân bằng. Nếu xuất hiện triệu chứng tiểu ít cần hạn chế nước, muối, kali, đạm.
Để phòng ngừa bệnh suy thận, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
– Tuân thủ điều trị các bệnh kèm theo, đặc biệt là bệnh tim mạch, bệnh gan,…
– Sử dụng thuốc phải có sử chỉ định của bác sĩ.
– Duy trì cân nặng hợp lý, không nên quá gầy hoặc quá mập.
– Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, iảm lượng muối nạp vào.
– Uống đủ nước mỗi ngày.
– Hạn chế rượu bia rượu, thuốc lá.
– Giảm căng thẳng, lo âu.
– Tập thể dục thường xuyên, đồng thời kết hợp chế độ nghỉ ngơi phù hợp.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?
VÌ SAO CẦN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN?
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA
ĐAU XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI LÚC GIAO MÙA
NHỮNG BỆNH HAY GẶP VÀO MÙA MƯA BÃO CẦN CHÚ Ý
KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SAU MƯA BÃO MỌI NGƯỜI CẦN BIẾT