MẸ BẦU BA THÁNG CUỐI CỦA THAI KỲ CẦN LƯU Ý GÌ?

Ba tháng cuối tháng thai kỳ là thời điểm cực kỳ quan trọng với cả mẹ và bé. Ba tháng cuối thai kỳ, thai phụ khá nặng nề và mệt nhọc trong cơ thể. Vì thế, bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ để có thể đảm bảo sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý danh cho mẹ bầu trong ba tháng cuối mẹ cần lưu ý.

Theo dõi cử động của thai nhi

Hãy theo dõi cử động của thai nhi bằng việc đếm cử động 3 lần mỗi ngày. Và khi thấy thai nhi cử động ít hơn 10 lần nên xin bác sĩ kiểm tra lại nhịp tim thai.

Khám thai thường xuyên theo dặn dò của bác sĩ

Việc thăm khám thai định kỳ trong ba tháng cuối đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mẹ và bé. Thông thường, mẹ bầu trong ba tháng cuối sẽ thăm khám thai nhiều hơn, khoảng cách giữa các lần thăm khám cũng là gần hơn. Trong các lần thăm khám này, mẹ sẽ nắm bắt tổng quan sự phát triển của bé, sức khỏe của bản thân, được bác sĩ hướng dẫn các dấu hiệu trở dạ, kiến thức xử lý khi các vấn đề bất thường xảy ra.

Uống nhiều nước

Nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ. Theo các chuyên gia, phụ nữ mang thai nên uống ít nhất từ 2 đến 2.5 lít nước mỗi ngày. Mẹ bầu bổ sung đầy đủ nước giúp đảm bảo lượng nước ối cần thiết cho cơ thể, hạn chế các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, đường ruột, giảm quá trình co thắt tử cung gây đẻ non, …

Chế độ dinh dưỡng

Vào ba tháng cuối của thai kỳ, mẹ cần có một chế độ ăn uống tốt nhất, nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé phát triển mạnh mẽ của bé, cũng như dự trữ một phần năng lượng trong cơ thể, trước khi mẹ phải đối mặt với việc “vượt cạn”, mất máu sau sinh, cho con bú.

Mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm giàu có giá trị dinh dưỡng cao như thịt bò, bơ, cá biển,…Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quên việc ăn nhiều rau củ xanh, hoa quả để cân bằng dưỡng chất, bổ sung khoáng chất và các loại vitamin thiết yếu cho cơ thể nhé.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu trong thời gian mang thai tháng thứ 9. Sự gia tăng trọng lượng của bé, sẽ tạo nên áp lực trên bàng quang càng lớn. Vì vậy, mẹ sẽ cảm thấy một sự thôi thúc thường xuyên đi tiểu. Tháng này, đầu của bé đã xuống tiểu khung để sẵn sàng cho sự ra đời.

Nhận biết sớm các dấu hiệu chuyển dạ

– Ra máu báo: Xuất hiện máu ở vùng kín, lượng máu không nhiều, chỉ thấm chút ít ở quần con, hoặc thấm ra giấy khi mẹ lau vệ sinh.

– Rỉ ối: Nước ra ở vùng kín mà mẹ không kiểm soát được. Mẹ cũng cần phân biệt với hiện tượng són tiểu. Hãy quan sát, nếu nước không màu không mùi thì chính là nước ối.

– Xuất hiện các cơn gò: Mẹ sẽ cảm thấy bụng bị co thắt và hơi đau. Khi cơn gò có tần suất xuất hiện ngày càng nhiều và kéo dài trên 2 phút thì mẹ cần đến bệnh viện ngay.

 

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline