Người mắc bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát điều trị tốt có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thì việc duy trì đường huyết an toàn thông qua chế độ ăn uống rất quan trọng.
Kiểm tra sức khỏe trước Tết
Đây được xem bước chuẩn bị đón Tết quan trọng của bệnh nhân đái tháo đường. Việc kiểm tra để đảm bảo sức khỏe toàn diện trước thềm năm mới sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn về tình hình sức khỏe của mình và được bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp. Nếu muốn, bạn có thể lên kế hoạch sinh hoạt rồi nhờ bác sĩ tham khảo để có cách xử lý phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Ngoài ra, việc nhờ bác sĩ thay đổi chế độ sử dụng thuốc trong dịp năm mới cũng rất cần thiết (thêm thuốc gì trong trường hợp cấp bách chẳng hạn).
Giảm bớt các thực phẩm dễ làm tăng đường huyết
Thật khó có thể cưỡng lại sự cám dỗ của tất các các loại bánh tráng miệng trong ngày tết, mứt, kẹo ngọt, các loại nước ngọt, hay một phần cốc nước trái cây đã được chủ nhà xay ép sẵn. Nhưng phần lớn các loại thực phẩm và đồ uống này có thể làm tăng đáng kể đường huyết. Vì vậy, để kiểm soát đường huyết tốt hơn, bạn nên giảm tiêu thụ các loại thực phẩm giàu tinh bột như gạo nếp, các loại miến gạo, bún, miến dong, …
Đối với thức uống, nếu muốn một chút gia vị thay nước suối thông thường, bạn có thể thưởng thức trà nhưng không cho thêm đường và được thêm một vài giọt tinh dầu hoặc một ly nhỏ rượu vang đỏ (khoảng 100ml) trong ngày.
Chọn thực phẩm giúp kiểm soát đường huyết
Người bệnh đái tháo đường nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: Ngũ cốc nguyên hạt; Các loại rau không chứa tinh bột, cà chua, cà rốt, …; Các loại trái cây như: táo, chuối, bưởi, mận, lê, kiwi, ổi, …
Các loại rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt giàu chất xơ. Ngoài công dụng hỗ trợ tiêu hóa, chất xơ còn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, từ đó giúp kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh đái tháo đường.
Tránh thực phẩm giàu chất béo
Những thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol có thể gây rắc rối cho tình trạng tiểu đường của bạn. Nó cũng có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.
Luôn ăn nhẹ trước khi đi ra ngoài
Bạn nên ăn một bữa nhẹ các loại quả hạch (hồ đào, mắc ca, hạnh nhân, óc chó…) hoặc ngũ cốc nguyên hạt, vài miếng salad rau trộn trước khi ra khỏi nhà. Với mẹo nhỏ này, chúng sẽ giúp làm giảm độ thèm ăn của bạn.
Ăn chậm lại
Một cách giúp bạn thưởng thức hương vị của thức ăn, cũng như kiểm soát đường huyết chính là ăn chậm lại. Việc ăn chậm sẽ giúp bạn không ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa.
Uống nhiều nước
Uống nhiều nước trước khi ăn sẽ làm cho dạ dày của bạn cảm thấy no hơn, và kiềm chế lại sự thèm ăn của bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên uống nước giữa các bữa ăn để tăng cường đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
Đừng quên tập luyện trong những ngày tết
Với người bệnh tiểu đường, duy trì tập luyện thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng, bởi chúng giúp các tế bào của cơ thể tăng khả năng sử dụng insulin, từ đó kiểm soát đường huyết hiệu quả. Tuy nhiên, dịp đầu năm mới, người bệnh bận rộn với công vịêc chuẩn bị, thăm hỏi họ hàng hay đi du lịch nên đôi khi họ có thể bỏ qua một vài bữa tập. Ngược lại, một số người bệnh tiểu đường sợ sẽ tăng đường huyết do ăn uống quá nhiều mà tập luyện tích cực hơn cũng có thể dẫn tới nguy cơ hạ đường huyết. Vì vậy, tốt nhất là người bệnh nên duy trì tập luyện thường xuyên, đều đặn theo kế hoạch thông thường.
Thường xuyên theo dõi lượng đường
Bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, để tránh tình trạng tăng đột biến và gây cảm giác khó chịu.
Thậm chí, bạn có thể tải ứng dụng bệnh tiểu đường để nó nhắc nhở bạn về việc kiểm tra lượng đường trong máu một cách đều đặn.
Uống thuốc điều trị tiểu đường đầy đủ, khoa học
Không chỉ với tết mà ngay cả những ngày bình thường, bạn cũng cần phải nhớ nguyên tắc sử dụng thuốc đúng liều, đúng giờ. Một số người bệnh kiểm tra đường huyết tăng cao có suy nghĩ tăng liều thuốc, nhưng đây là một tư tưởng sai lầm, có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ BỆNH GAN DO VIRUS: NHỮNG PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ HIỆN NAY
CHẨN ĐOÁN BỆNH GAN DO VIRUS: LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM?
BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH GAN DO VIRUS – NHỮNG NGUY CƠ KHÔNG THỂ XEM THƯỜNG
BỆNH GAN DO VIRUS – NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG CẦN LƯU Ý
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA BỆNH SỞI VÀ DỊ ỨNG
LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH SỞI VÀ SỐT PHÁT BAN DO VIRUS?