Lao phổi là một dạng bệnh nhiễm trùng hô hấp gây tổn thương phổi nghiêm trọng và ảnh hưởng đến một số bộ phận khác trên cơ thể. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu về bệnh lao phổi để bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé!
Bệnh lao phổi là gì?
Bệnh lao phổi không còn quá xa lạ với nhiều người. Đây là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Chúng có thể cư trú, sinh sôi, phát triển tại nhiều cơ quan trong cơ thể và gây nên bệnh lao.
Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch – tiết niệu, lao ruột, trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh lao phổi
Nguyên nhân gây bệnh lao là vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, hay còn gọi là trực khuẩn Koch. Đây là một loại khuẩn hình que, sinh sản nhanh và bền vững, có thể sống vài tuần trong không khí và nước. Nếu bệnh nhân khạc đờm xuống đất ẩm và nơi tối thì trực khuẩn lao lại tồn tại đến 2 – 3 tháng.
Khuẩn lao xâm nhập cơ thể khi hít thở không khí ô nhiễm (do người bệnh khạc nhổ, ho, hắt hơi), khi nói chuyện trực tiếp với người bệnh, khi dùng chung đồ ăn thức uống với người mắc lao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lao phổi
– Dấu hiệu quan trọng nhất là người bệnh bị ho kéo dài liên tục hơn 2 tuần, có thể là ho khan, ho đờm hoặc nghiêm trọng hơn là ho ra máu.
– Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở.
– Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc.
– Hay ra mồ hôi trộm (đổ mồ hôi vào ban đêm).
– Sốt, thường gặp nhất là sốt kèm theo ớn lạnh mỗi khi trời về chiều.
– Chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
LIỆU PHÁP HORMONE THAY THẾ (HRT) – NÊN HAY KHÔNG?
THỰC PHẨM “VÀNG” CHO PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH – MÃN KINH
MÃN KINH SỚM – KHI NÀO ĐÁNG LO VÀ XỬ LÝ RA SAO?
LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT: RỐI LOẠN NỘI TIẾT THÔNG THƯỜNG HAY TIỀN MÃN KINH?
DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN ĐANG BƯỚC VÀO GIAI ĐOẠN TIỀN MÃN KINH
TIỀN MÃN KINH – MÃN KINH: LÀM THẾ NÀO ĐỂ VƯỢT QUA ÊM DỊU?