Stress là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tăng nhịp tim và lưu lượng máu. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng làm tăng nguy cơ béo phì hoặc kích thích cơ thể hút thuốc nhiều hơn, từ đó gián tiếp làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Stress là gì?
Những cảm xúc vui buồn, yêu ghét, … là những cảm xúc thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Tuy nhiên, khi những cảm xúc này lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và cuối cùng sẽ có thể gây nên bệnh tật. Những trường hợp căng thẳng, lo âu quá mức được gọi là stress.
Dấu hiệu stress như thế nào?
– Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, …
– Thường xuyên cảm thấy buồn bã, không vui vẻ, trí nhớ sa sút, thiếu tập trung trong công việc và học tập, thiếu quyết đoán, …
– Khóc lóc hoặc ăn uống thất thường, có những hành vi tự phát làm hại bản thân hoặc người khác, hút thuốc, nghiện ngập và sử dụng chất kích thích, …
– Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, lo âu, sợ hãi, bồn chồn, thất vọng, dễ nóng giận, …
Stress ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe tim mạch?
– Căng thẳng tâm lý thúc đẩy quá trình vữa xơ động mạch:
Căng thẳng tâm lý được cho là một yếu tố gây bệnh vữa xơ động mạch quan trọng. Những người hiểu biết về stress, có sức khoẻ và tâm lý vững vàng sẽ dễ dàng vượt qua được những tác động của stress và vui tươi trong cuộc sống. Ngược lại, những người có cơ thể ốm yếu, suy sụp, không vượt qua và thích ứng nổi thì dễ phát sinh bệnh tật và có thể bị ảnh hưởng lớn bởi stress, dẫn đến đột tử khi gặp những cú sốc quá lớn trong cuộc đời.
– Stress có thể gây ra đột tử:
Đột tử là nguyên nhân gây tử vong phổ biến của các bệnh nhân bị vữa xơ động mạch, đặc biệt là vữa xơ động mạch vành. Do vậy tác động tích cực lên quá trình vữa xơ động mạch sẽ làm giảm nguy cơ đột tử.
Có giả thuyết cho rằng khi bị căng thẳng về tâm lý cấp tính có thể gây rung thất và đột tử do kích hoạt hệ thống bảo vệ dẫn đến làm giảm đột ngột trương lực phó giao cảm. Thông qua cơ chế thần kinh phó giao cảm trung ương làm mất sự ổn định về điện học của tim. Trong khi đồng thời làm tăng trương lực thần kinh giao cảm ở tim dẫn đến làm tăng tần số tim, tăng co bóp cơ tim, tăng huyết áp tâm thu và gây thiếu máu cơ tim ở các bệnh nhân có vữa xơ động mạch vành do vậy làm tăng nguy cơ bị rung thất và đột tử.
– Các lo lắng, căng thẳng làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu, có thể dẫn tới các trường hợp cấp tính như tắc động mạch vành, nhồi máu cơ tim. Lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng có thể làm tăng huyết áp.
– Với những người đã có sẵn bệnh lý tim mạch, stress có thể là yếu tố thúc đẩy gây ra các biến cố tim mạch nguy hiểm, như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, biến chứng vỡ mạch máu, các loạn nhịp tim nguy hiểm.
Bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn chính xác về nguyên nhân cũng cách kiểm soát căng thẳng. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, chẳng hạn như béo phì hoặc huyết áp cao.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG