Những bệnh nhân bị bệnh sỏi bàng quang cần phải điều trị dứt điểm nếu không sỏi có thể khiến niêm mạc của bàng quang bị tổn thương. Cụ thể là khi niêm mạc bàng quang co bóp thì sỏi sẽ có thể cọ xát vào thành niêm mạc vây viêm loét, chảy máu, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Chẩn đoán sỏi bàng quang
– Khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ lưu ý vùng bụng dưới của người bệnh để kiểm tra dấu hiệu cầu bàng quang, là tình trạng có ứ đọng nhiều nước tiểu trong bàng quang. Ở nam giới > 50 tuổi cần khám tuyến tiền liệt qua trực tràng.
– Những xét nghiệm thường được áp dụng khi chẩn đoán sỏi bàng quang như:
+ Tổng phân tích nước tiểu: giúp đánh giá nhiễm khuẩn bàng quang, xác định vi khuẩn và các khoáng chất kết tinh có trong nước tiểu.
+ Siêu âm bụng: giúp bác sĩ xác định sỏi bàng quang, ghi nhận kích thước sỏi và các bất thường khác của thận, bàng quang và tuyến tiền liệt.
+ Chụp X-quang: X-quang Thận – Niệu quản – Bàng quang (KUB) sẽ giúp bác sĩ xác định sỏi có trong hệ tiết niệu hay không. Tuy nhiên, một số loại sỏi không cản quang sẽ không thể nhìn thấy được trên kết quả chụp X-quang thông thường.
– Những xét nghiệm khác:
+ Soi bàng quang: giúp bác sĩ xác định số lượng, kích thước và vị trí của sỏi trong bàng quang. Ngoài ra, soi bàng quang còn giúp xác định hẹp niệu đạo, tuyến tiền liệt to và các tổn thương trong bàng quang
+ Đo áp lực bàng quang: giúp đánh giá chức năng bàng quang, trương lực cơ bàng quang.
Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?
Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể, trong đó với nguyên tắc lấy sạch sỏi; Giải quyết tình trạng bế tắc đường tiểu dưới; Phòng ngừa tái phát sỏi.
Các phương pháp có thể được chỉ định đối với sỏi bàng quang là:
– Đối với sỏi nhỏ: Người bệnh chỉ cần uống thật nhiều nước để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể bằng dòng nước tiểu.
– Tán sỏi nội soi:
Đây là phương pháp hiện đại được sử dụng nhiều nhất hiện nay, giúp bệnh nhân không phải mổ lấy sỏi mà không gây đau đớn, vẫn đạt hiệu quả cao, xuất viện nhanh hơn. Tuy nhiên, tán sỏi nội soi chỉ được áp dụng khi kích thước viên sỏi lớn và mắc kẹt trong bàng quang hay niệu quản.
Tán sỏi nội soi tại bàng quang là phương pháp sử dụng công nghệ laser hiện đại, đưa qua đường niệu đạo để tán vỡ sỏi. Tiếp đó bác sĩ sẽ dẫn các vụn sỏi ra khỏi cơ thể.
Tán sỏi nội soi được đánh giá là mang lại hiệu quả cao, an toàn và tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân.
– Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng đối với những viên sỏi có kích thước lớn, không thể tự đào thải ra ngoài. Các bác sĩ có thể chỉ định tán sỏi nội soi hoặc mổ mở tùy thuốc vào tình trạng của bệnh nhân.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CHÍNH DẪN ĐẾN UNG THƯ PHỔI
NHẬN BIẾT DẤU HIỆU UNG THƯ PHỔI GIÚP PHÁT HIỆN BỆNH TỪ SỚM
VIÊM PHỔI VÀ VIÊM PHẾ QUẢN KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?
TẦM SOÁT PHỔI ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
LỢI ÍCH CỦA VIỆC TẦM SOÁT PHỔI ĐỊNH KỲ
CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN PHỔI