LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÂN BIỆT BỆNH BẠCH HẦU VÀ VIÊM HỌNG?

Bệnh bạch hầu và viêm họng đều là các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên nhưng có những đặc điểm và triệu chứng khác nhau giúp phân biệt chúng. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính:

Nguyên nhân gây bệnh:

– Bệnh bạch hầu: Do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae sản sinh độc tố.

– Viêm họng: Chủ yếu do virus (adenovirus, rhinovirus, coronavirus, virus cúm, …) hoặc vi khuẩn (Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn nhóm A), Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae). Ngoài ra còn có thể do dị ứng, kích ứng (khói bụi, hóa chất), trào ngược dạ dày thực quản.

Triệu chứng:

Bệnh bạch hầu:

– Xuất hiện màng giả (màu trắng hoặc xám) trong họng hoặc mũi.

– Đau họng, khó nuốt.

– Sốt nhẹ.

– Sưng hạch bạch huyết ở cổ (cổ sưng).

– Khó thở nếu màng giả lan rộng.

– Mệt mỏi, yếu đuối.

Viêm họng:

– Đau họng.

– Sốt cao.

– Đau đầu.

– Sưng hạch bạch huyết ở cổ.

– Có thể kèm ho, sổ mũi, hoặc mệt mỏi.

Biến chứng:

Bệnh bạch hầu:

– Đường hô hấp tắc nghẽn gây khó thở, ngạt thở, suy hô hấp.

– Viêm cơ tim.

– Tổn thương các dây thần kinh dẫn đến tê liệt.

– Liệt màn khẩu cái (màn hầu).

– Bàng quang mất kiểm soát, đi tiểu nhiều.

– Cơ hoành bị tê liệt.

– Nhiễm trùng phổi (suy hô hấp hoặc viêm phổi).

– Tử vong.

Viêm họng:

Nếu do vi khuẩn Streptococcus, có thể dẫn đến viêm họng liên cầu khuẩn và các biến chứng khác như viêm cầu thận, thấp khớp cấp.

Điều trị:

– Bạch hầu cần điều trị bằng kháng độc tố và kháng sinh cụ thể.

– Viêm họng có thể điều trị bằng kháng sinh hoặc chỉ điều trị triệu chứng tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Kết luận

Một trong những triệu chứng riêng của bệnh bạch hầu là phần giả mạc xuất hiện tại họng rất dày, bám chắc, gần như không tách ra khỏi niêm mạc họng được. Nếu bệnh nhân cố tách thì sẽ gây ra chảy máu. Trong khi đó, bệnh nhân viêm họng hay amidan thông thường nếu có xuất hiện giả mạc thì cũng lấy ra rất dễ dàng. Giả mạc này cũng không dày hay sẫm màu như bạch hầu.

Việc tự phân biệt bệnh bạch hầu thông qua việc quan sát giả mạc hoặc theo dõi các triệu chứng có thể không chính xác 100%. Vì vậy nếu bạn đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh thì vẫn nên đến cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra chẩn đoán chính xác nhất cũng như có phác đồ điều trị phù hợp.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline