Hiện nay, tỷ lệ tắc nghẽn vòi trứng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đang ngày càng tăng. Điều này là nguyên nhân làm chậm đường con cái và cản trở người phụ nữ chạm tay vào hạnh phúc được làm mẹ. Tuy nhiên, đó không phải là dấu chấm hết cho hành trình làm mẹ của người phụ nữ. Vậy tắc vòi trứng có chữa được không?
Tắc vòi trứng có chữa được không?
Tắc vòi trứng hoàn toàn có thể chữa được. Tuy nhiên, có chữa khỏi được hay không còn phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ. Cũng như phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh và bệnh tiến triển nhiều hay ít.
Mục đích khi điều trị là tái thông vòi trứng bị tắc. Từ đó làm tăng khả năng có thai cho chị em phụ nữ.
Phương pháp điều trị tắc vòi trứng
Điều trị nội khoa
Trường hợp nhẹ, chị em có thể điều trị nội khoa tại nhà. Bằng các thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ giúp tiêu viêm, thông tắc vùng bị tắc. Do đó, các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc kháng sinh. Nó có tác dụng tiêu viêm, đẩy dịch mủ ra ngoài, thông tắc vòi trứng. Đồng thời, thuốc kháng sinh sẽ giúp hạn chế sự hình thành các xơ sợi làm hẹp vòi trứng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả khi tắc vòi trứng ở giai đoạn nhẹ.
Điều trị Ngoại khoa
Áp dụng khi việc điều trị bằng thuốc tại nhà không mang lại hiệu quả cho người bệnh, bao gồm một số biện pháp:
– Bơm hơi vòi trứng:
Đây là biện pháp không cần phẫu thuật và cũng chỉ áp dụng được cho nữ giới bị tắc vòi trứng ở mức độ nhẹ. Đầu tiên bác sĩ sẽ bơm một lượng thuốc cản quang vào vòi trứng rồi dùng tia X – quang để xác định vị trí vòi trứng bị tắc. Tiếp theo bác sĩ sẽ dùng ống thông để tái thông vị trí bị tắc. Nhược điểm của phương pháp này là chỉ mang tính chất tạm thời và khả năng gây nhiễm trùng, chửa ngoài tử cung sau thủ thuật là khá cao.
– Phẫu thuật nội soi:
Trường hợp tắc ống dẫn trứng do có ít mô sẹo hoặc dính phần nhỏ, bác sĩ chỉ định phương pháp nội soi để loại bỏ tắc nghẽn cũng như mở rộng lòng ống.
Ngược lại, trường hợp tắc ống dẫn trứng nặng, có nhiều mô sẹo thì phương pháp nội soi không thể đem lại hiệu quả và thành công. Thậm chí, thực hiện phương pháp nội soi không có nghĩa chị em sẽ mang thai được, nguy cơ có thai ngoài tử cung rất cao.
– Phẫu thuật cắt và nối ống dẫn trứng:
Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ đoạn ống dẫn trứng bị tắc không thể thông, rồi nối lại với nhau, nếu thành công trứng sẽ di chuyển và thụ tinh như bình thường.
– Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng:
Sử dụng khi các biện pháp thông tắc không có hiệu quả, vòi trứng, buồng trứng tắc quá nặng, ứ nhiều dịch, không còn hy vọng về việc thụ thai tự nhiên. Với trường hợp này, bác sĩ sẽ chỉ định làm phương pháp thụ tinh ống nghiệm, người mẹ vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường. Khi vòi trứng ứ dịch nặng nề thì việc cắt bỏ vòi trứng sẽ giúp tỷ lệ thành công trong thụ tinh ống nghiệm tăng lên.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
“Thúc đẩy hợp tác và đầu tư giữa doanh nghiệp TPHCM và thị trường Hoa Kỳ”
BIẾN CHỨNG CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO VIRUS
VIÊM MÀNG NÃO DO VIRUS: NGUYÊN NHÂN VÀ DẤU HIỆU
VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA DINH DƯỠNG TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ