Những người đã từng mắc Covid-19 và đã được điều trị khỏi bệnh, họ luôn có những mối lo ngại về sức khỏe và nhiều băn khoăn. Dưới đây là một số lưu ý dành cho họ, hy vọng giúp họ có những hiểu biết thấu đáo để mau chóng vượt qua tâm lý e ngại, tự ti.
Triệu chứng hậu Covid-19 có thể kéo dài 6 tháng
– Sau thời gian điều trị mắc Covid-19, mặc dù người bệnh đã phục hồi và có kết quả âm tính với SARS-CoV-2, nhưng có thể vẫn bị tác động từ những di chứng, biến chứng, sự tổn thương mà Covid-19 để lại.
– Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hội chứng Covid-19 kéo dài (hậu Covid-19) là tình trạng bệnh nhân mặc dù đã hồi phục khỏi Covid-19 cấp tính nhưng các triệu chứng vẫn còn kéo dài trên 4 tuần kể từ lúc khởi phát nhiễm trùng. Các triệu chứng này có thể đã có từ đợt bệnh cấp hoặc xuất hiện sau khi hồi phục. Từ 20 đến 96% bệnh nhân Covid-19 đã khỏi đều có thể mắc các triệu chứng cũ hoặc vấn đề về tim hay đông máu.
– Thời gian diễn tiến có thể trên 4 tuần đến 6 tháng, cũng có nghiên cứu cho rằng khó có thể xác định thời gian kết thúc, tuy nhiên thông thường nhất là triệu chứng trong vòng khoảng 3 tháng đầu.
– Một số triệu chứng dai dẳng trong giai đoạn hồi phục sau Covid-19 như ho, nặng ngực, khó thở, mất mùi, mệt mỏi, rối loạn tâm thần, mất ngủ, đau, khó khăn khi vận động…
– Các bác sĩ nhấn mạnh tới điều trị hậu Covid-19 cần quan tâm tới việc tập thể dục ngoài nâng cao sức khoẻ thì sẽ giúp bệnh nhân có tinh thần thoải mái hơn. Bệnh nhân cần được chăm sóc kĩ lưỡng về chế độ dinh dưỡng, khám sức khoẻ định kỳ 1-3-6 tháng hoặc khi thấy bất thường ảnh hưởng tới sức khoẻ thì tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ điều trị.
Nên tiêm vaccine vào thời điểm nào?
– Trước đó những người đã được chẩn đoán bị bệnh Covid-19, theo quy định nên tiêm vaccine sau 6 tháng kể từ khi phục hồi hoặc từ khi được chẩn đoán. Bằng chứng của chẩn đoán nhiễm bệnh là PCR-test ngay tại thời điểm nhiễm.
– Hiện nay đã có nhiều vaccine hơn và có đầy đủ quan sát về sự vô hại của vaccine đối với người khỏi bệnh nên việc tiêm chủng có thể tiến hành từ sau 4 tuần, kể từ khi các triệu chứng thuyên giảm. Cụ thể:
+ Những người được chẩn đoán là nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không xuất hiện triệu chứng nào, được khuyến cáo tiêm 1 liều vaccine sớm nhất là 4 tuần sau khi có xác nhận nhiễm trùng.
+ Thậm chí, ngay cả khi thời gian từ khi mắc bệnh đến khi tiêm vaccine đã lâu hơn 6 tháng, thì thêm một liều vaccine là đủ hoàn chỉnh khả năng miễn dịch căn bản. Nếu có thêm một liều thứ 2 thì cũng không đạt nồng độ kháng thể cao hơn.
+ Những người đã được chủng ngừa Covid-19 một mũi, sau đó mới được xác nhận nhiễm SARS-CoV-2, thì tiêm mũi thứ 2 theo quy định là 6 tháng sau khi hết bệnh.
Những đối tượng nào dễ mắc?
– Tất cả bệnh nhân F0 cấp tính đều có thể mắc hội chứng Covid-19 kéo dài, bao gồm người không triệu chứng tới bệnh nhân rất nặng phải điều trị trong đơn vị chăm sóc tích cực (ICU).
– Theo số liệu thống kê ở Anh, tính đến ngày 1.8, khoảng 970.000 người, tương đương 1,5% dân số, mắc hội chứng Covid-19 kéo dài. Tất cả các biến thể gây bệnh Covid-19 cấp gồm Alpha, Beta, Gamma, Zeta, Theta và Kappa, Eta và Delta, Lambda đều có thể gây ra hội chứng hậu Covid-19.
– Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Y khoa E Clinical Medicine của The Lancet hồi giữa tháng 7.2021, đưa ra những dữ liệu toàn diện về các triệu chứng dai dẳng hậu Covid-19. Nghiên cứu này khảo sát 3.762 bệnh nhân Covid -19 tại 56 quốc gia, từ tháng 12.2019 đến tháng 5.2020 cho thấy, trung bình bệnh nhân gặp 56 triệu chứng khác nhau.
Thống kê, có tổng cộng 203 loại di chứng ảnh hưởng đến 10 cơ quan của cơ thể, trong đó có 1/3 triệu chứng tiếp tục ảnh hưởng đến người bệnh trong ít nhất 6 tháng kể từ khi khỏi Covid -19. Khoảng 22% số người được khảo sát cho biết họ không thể làm việc hoặc bị sa thải sau khi mắc Covid-19; 45% người phải giảm cường độ làm việc.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?
VÌ SAO CẦN KHÁM SỨC KHỎE TỔNG QUÁT ĐẦU NĂM CHO SINH VIÊN?
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA
ĐAU XƯƠNG KHỚP Ở NGƯỜI CAO TUỔI LÚC GIAO MÙA
NHỮNG BỆNH HAY GẶP VÀO MÙA MƯA BÃO CẦN CHÚ Ý
KHUYẾN CÁO PHÒNG BỆNH SAU MƯA BÃO MỌI NGƯỜI CẦN BIẾT