Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Khi đó, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và vận động khó khăn. Viêm khớp gối có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:
Tuổi tác
Tuổi càng lớn, xương khớp càng thoái hóa và nguy cơ mắc các bệnh lý cơ xương khớp càng cao. Vì vậy, viêm khớp gối là một bệnh lý không thể tránh khỏi khi cao tuổi do chức năng tạo sụn và chất nhờn ở khớp bị suy yếu dần.
Viêm khớp sau chấn thương
Các công việc đặc thù yêu cầu phải ngồi xổm, quỳ hay nâng tạ liên tục và kéo dài… sẽ gây áp lực lớn lên khớp gối. Những người thường xuyên làm các công việc này có nguy cơ bị đau khớp gối rất cao.
Ngoài ra, những vận động viên quần vợt, điền kinh, bóng đá… hoặc chơi các môn thể thao yêu cầu chạy liên tục rất dễ mắc chấn thương, viêm khớp đầu gối. Khi bị chấn thương, bạn cần phải có biện pháp chăm sóc đặc biệt để phòng ngừa chấn thương khớp gối tái phát.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng tới màng hoạt dịch, sụn khớp và đầu xương dưới sụn, dẫn tới đau khớp, cứng khớp. Nếu không chữa trị sớm, bệnh còn gây ra tình trạng biến dạng khớp, dính khớp.
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối thường là do quá trình lão hóa tự nhiên hay những yếu tố khác như tai nạn, vận động quá sức, chế độ ăn uống thiếu chất, thói quen ngồi xổm… Các cơn đau thường xuất hiện tại mặt trước và trong khớp gối. Mỗi khi gấp, duỗi chân, người bệnh sẽ nghe thấy tiếng lụp cụp. Cơn đau sẽ tăng lên khi vận động.
Viêm bao hoạt dịch khớp
Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ngoài khớp gối. Tác dụng của túi là hỗ trợ dây chằng và gân hoạt động trơn tru. Chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm, dẫn tới khớp gối bị cứng và đau.
Bệnh gout
Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận, khiến tăng axit uric trong máu. Theo thời gian, acid uric tích tụ lại, gây hình thành các tinh thể nhỏ tại các khớp xương gây nên chèn ép dây thần kinh cảm giác. Bệnh này không những biểu hiện ở ngón chân cái mà còn có thể ảnh hưởng đến khớp gối.
Thừa cân béo phì
Béo phì là căn bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng không kém gì ung thư hay bệnh tim. Béo phì tạo áp lực lên khớp đầu gối, về lâu dài có thể dẫn đến viêm khớp gối. Ngoài ra, với những người đã bị sẵn các bệnh về khớp xương thì thừa cân sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ.
Yếu tố di truyền
Một số đột biến di truyền được phát hiện liên quan đến bệnh viêm khớp gối, những đột biến này thường liên quan đến hình dạng xương bao quanh khớp gối bất thường.
Bệnh lý khác
Viêm khớp gối có liên quan đến một số bệnh rối loạn chuyển hóa nhất định, khiến lượng hormone tăng trưởng được sản xuất quá mức hoặc tình trạng quá tải sắt.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP SAU MÙA MƯA BÃO
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP SAU MÙA MƯA BÃO
BỆNH NẤM DA SAU MÙA MƯA LŨ
TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM DA TIẾP XÚC SAU MÙA MƯA LŨ
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM TRÙNG DA DO VI KHUẨN SAU MÙA MƯA BÃO
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH VỀ DA SAU MÙA MƯA LŨ