CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP NHƯ THẾ NÀO?

Nếu triệu chứng tăng huyết áp được phát hiện ở giai đoạn đầu, bệnh có thể được kiểm soát nhờ những thay đổi trong ăn uống, thói quen sinh hoạt và lối sống.

Biện pháp chẩn đoán tăng huyết áp

– Khám lâm sàng: Dựa vào những triệu chứng tăng huyết áp, khảo sát các yếu tố nguy cơ, tiền sử bệnh, đo huyết áp bằng máy đo huyết áp.

– Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm nước tiểu, điện tâm đồ, X-quang ngực, CT scan.

Điều trị tăng huyết áp như thế nào?

Đối với người tiền tăng huyết áp, mục tiêu điều trị là đưa huyết áp về mức dưới 120/80 mmHg. Người tăng huyết áp lớn hơn 65 tuổi nên đưa huyết áp xuống mức 140/90 mmHg. Người tăng huyết áp dưới 65 tuổi hoặc có mắc kèm các bệnh lý như tiểu đường, bệnh thận mạn thì mục tiêu này là 130/80 mmHg.

*Thuốc điều trị tăng huyết áp:

Bác sĩ sẽ theo dõi diễn biến của bệnh và kê đơn thuốc phù hợp, có thể thay đổi, tăng giảm liều, phối hợp thêm thuốc hoặc bỏ bớt thuốc cho đến khi xác định được phác đồ điều trị phù hợp nhất đối với bệnh nhân. Dùng thuốc thường xuyên để bình ổn huyết áp. Điều trị tăng huyết áp là điều trị cả đời. Không tự ý ngừng điều trị, cần phải tham vấn bác sĩ chuyên khoa.

*Chế độ sinh hoạt phù hợp:

– Giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày.

– Thường xuyên tập thể dục.

– Ngưng hút thuốc, giảm rượu bia.

– Giữ cơ thể cân đối.

– Bạn có thể chọn các thực phẩm giúp hỗ trợ chữa huyết áp cao như: các loại rau lá xanh như rau diếp, cải xoăn, rau chân vịt, cải cầu vồng, việt quất, củ dền, sữa chua, chuối, cá béo…

Nhiều người không biết mình bị bệnh tăng huyết áp, do đó, nhiều trường hợp đột tử nhưng trước đó 1 – 2 phút họ vẫn nói chuyện bình thường và cảm thấy khỏe mạnh. Nếu phát hiện và chẩn đoán được bệnh từ ban đầu, có thể điều trị thành công.

Tại Phòng khám đa khoa Thuận Kiều, bệnh nhân sẽ được thăm khám cẩn thận và được chỉ định những cận lâm sàng cần thiết tuỳ tình trạng của bệnh nhân để phát hiện những tổn thương mới xuất hiện cùng với cơn tăng huyết áp gồm:

+ Điện tâm đồ

+ Siêu âm tim

+ Xét nghiệm máu và nước tiểu,…

Trong quá trình điều trị, điều người bệnh cần uống thuốc đều đặn mỗi ngày. Nếu nghi ngờ tác dụng phụ do thuốc gây ra, đừng bỏ thuốc ngay mà hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu lý do và điều chỉnh thuốc thích hợp. Việc tuân thủ điều trị giúp người bệnh phòng tránh được các biến chứng lâu dài của bệnh.

 

 

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline