CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỊ SỎI BÀNG QUANG

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng chính là một yếu tố dẫn tới hình thành sỏi hoặc tái phát sỏi bàng quang. Vì thế, bệnh nhân mắc bệnh sỏi bàng quang cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng, nên có một thực đơn phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh và tránh nguy cơ tái phát bệnh.

Những thực phẩm nên ăn

Uống nhiều nước

Mỗi ngày bạn nên uống từ 2-3 lít nước. Ngoài nước lọc bạn có thể uống nước ép táo, dứa, chanh, cam, nam việt quất, … Nếu cơ thể thiếu nước, nước tiểu cô đặc có thể kết tinh tạo sỏi hoặc sỏi to hơn. Có thể căn cứ vào màu sắc nước tiểu để xem đã đủ nước chưa. Nếu nước tiểu có màu vàng sẫm thì bạn cần uống thêm nước.

Thực phẩm giàu canxi

Bạn có thể lầm tưởng canxi là nguyên nhân gây sỏi bàng quang nhưng thiếu canxi chính là nguyên nhân hình thành sỏi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra các phân tử canxi liên kết với oxalat tạo ra canxi oxalat rồi thải ra ngoài trước khi tới thận. Do đó thiếu canxi có thể gây dư thừa oxalat làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi bàng quang.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin A:

Việc cung cấp các thực phẩm giàu vitamin B6, vitamin A là cần thiết cho người bị sỏi bàng quang. Vì chúng có tác dụng giảm khả năng kết tinh của sỏi, cân bằng và điều hòa bài tiết. Cụ thể, vitamin B6 có tác dụng làm giảm sự kết tủa sỏi oxalat và canxi. Trong khi đó vitamin A sẽ giúp hệ bài tiết hoạt động tốt, hạn chế lắng cặn tại thận và bàng quang.

Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn của hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. Một số thực phẩm giàu chất xơ bệnh nhân sỏi thận nên ăn là: cần tây, bắp cải, rau lưng, bông cải xanh, …

Thực phẩm giàu vitamin D

Vitamin D cũng gián tiếp ngăn ngừa sỏi bàng quang nhờ tăng khả năng hấp thu canxi của cơ thể. Các thực phẩm như: cá trích, cá hồi, cá ngừ, pho mát, lòng đỏ trứng, nấm, … là các gợi ý để bổ sung vitamin D cho thực đơn mỗi ngày.

Những thực phẩm nên kiêng

Muối ăn

Nồng độ natri cao có thể ức chế tái hấp thu canxi ở ống thận, tăng thải trừ canxi vào nước tiểu, tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, khi đã bị sỏi bàng quang bạn chỉ nên ăn dưới 2g muối mỗi ngày.

Đường và đồ ăn ngọt

Các chuyên gia cho biết, hàm lượng fructose và sucrose trong bánh kẹo hoặc trái cây có nhiều đường không tốt cho những người bị sỏi bàng quang. Các loại đường này có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.

Hơn nữa, việc tiêu thụ đường và đồ ăn ngọt còn gây ra nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe. Đặc biệt là làm tăng đường huyết cùng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.

Thực phẩm nhiều đạm

Tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều đạm cũng sẽ gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt ở những người đang mắc bệnh sỏi bàng quang hay sỏi tiết niệu.

Thực phẩm giàu đạm sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ lượng acid uric dư thừa trong máu. Điều này có thể làm tích tụ các tinh thể muối urat tại thận và đường tiết niệu dẫn đến tình thành sỏi. Hơn nữa, dư thừa acid uric còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout.

Những loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như rau bina, bột cám, rau muống: Vì những thực phẩm này làm gia tăng kết tinh tạo thành hsori oxalat.

Đồ ăn thức uống chứa nhiều purin dễ gây sỏi ở thận, ở bàng quang nên cần hạn chế. Bao gồm thịt động vật sấy khô, nội tạng động vật…

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline