Nếu không may bị viêm gan, bệnh nhân cần được điều trị sớm càng tốt để giúp làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa sự phát triển của các tổn thương, hạn chế những biến chứng nguy hiểm như: xơ gan, ung thư gan, … Để làm được điều này, bệnh nhân bắt buộc phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ và thiết lập chế độ ăn uống phù hợp.
Trái cây tươi
Các loại trái cây tươi rất giàu vitamin A, vitamin C… rất tốt cho cơ thể người bị bệnh viêm gan. Ăn nhiều trái cây tươi giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, tăng khả năng giải độc gan.
Bạn nên bổ sung các loại trái cây tươi hàng ngày, dùng sau bữa ăn để mang đến lợi ích tốt nhất. Các loại trái cây cần ăn nhiều như cam, quýt, đu đủ, việt quất, dâu tây, …
Đạm thực vật
các loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, … hay các loại đậu đỗ, hạnh nhân, óc chó, hạt chia, … đều chứa một lượng protein thực vật lành tính và có giá trị dinh dưỡng cao đối với cơ thể. Đây cũng chính là nguồn cung cấp protein an toàn đối với người mắc bệnh viêm gan.
Các sản phẩm từ sữa
Theo chia sẻ từ bác sĩ, người bị bệnh viêm gan thường thiếu hàm lượng vitamin D trong cơ thể. Do đó cần uống nhiều sữa để bổ sung và cân bằng lượng vitamin D, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Mỗi ngày, nên uống từ 200 – 500ml sữa tươi hoặc sử dụng thêm các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, pho mát… Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm các loại ngũ cốc, dầu gan cá, sò… để tăng cường vitamin D.
Chất béo lành mạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo có hai vai trò chính là cung cấp năng lượng và hấp thu vận chuyển các vitamin tan trong dầu mỡ. Thiếu chất béo, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mau đói, suy giảm trí nhớ, hệ thống miễn dịch suy yếu…
Với người bình thường, giới hạn chất béo nên tiêu thụ trong ngày là khoảng 30gr (tương đương 5 thìa cà phê dầu, mỡ). Đối với người mắc bệnh gan chỉ nên thu nạp chất béo trong khoảng từ 15-30gr. Các chuyên gia đưa khuyến cáo, với những người mắc bệnh gan nên sử dụng đa dạng các
Chất xơ
Vốn đảm đương nhiệm vụ dọn dẹp, làm sạch đường tiêu hóa. Đối với người bị bệnh gan, chất xơ lại càng vô cùng cần thiết. Lý do, khi gan “mắc bệnh” chức năng lọc máu của gan hoạt động không tốt. Chất xơ sẽ hỗ trợ cho quá trình giảm tải “sức nặng” cho gan. Chất xơ tan trong các loại rau, củ, trái cây, các loạt hạt và đậu… giúp điều hòa đường trong máu và giảm cholesterol.
Bên cạnh việc chăm sóc dinh dưỡng, người mắc bệnh viêm gan cần chú ý thiết lập một chế độ sinh hoạt lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, chăm rèn luyện thân thể để giúp hạn chế xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Ngoài ra, cũng cần thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng và áp dụng phác đồ điều trị cho phù hợp, hiệu quả.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VIÊM TAI GIỮA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH VIÊM TAI GIỮA XẢY RA NHƯ THẾ NÀO?
TẠI SAO VIÊM MŨI HỌNG CÓ THỂ GÂY VIÊM TAI GIỮA?
GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?