NGƯỜI BỊ BỆNH GÚT KIÊNG GÌ?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần kiểm soát cơn đau và hạn chế tổn thương khớp do bệnh gút gây ra. Cũng giống với nhiều bệnh lí về xương khớp, bệnh gút sẽ trở nên khó điều trị và ngày càng biến chứng nghiêm trọng nếu người  bệnh sử dụng các thực phẩm nằm trong danh sách “đen” dưới đây:

Người bị gút cần kiêng các loại thịt đỏ

Thực phẩm giàu đạm sẽ làm tăng lượng axit uric. Thịt đỏ lại là nhóm thực phẩm giàu đạm. Do đó người bị gút nên hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Một số loại thịt đỏ phổ biến là: thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt cừu…

Nếu đang bị các triệu chứng của gút hành hạ mà bạn ăn quá nhiều thịt đỏ thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, các cơn đau nhức xuất hiện dày đặc với cường độ gia tăng.

Người bị gút cần tránh xa nội tạng động vật

Cũng là một loại thực phẩm giàu đạm, nội tạng động vật trở thành thức ăn mà người bị gút nên hạn chế trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Tim, gan, dạ dày, ruột non… của động vật chứa hàm lượng purin còn cao hơn cả thịt đỏ. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều nhóm thức ăn này, người bệnh gút sẽ nhanh chóng cảm thấy đau nhức tại các khớp.

Kiêng hải sản

Tôm, cua, sò, cá trích, cá ngừ, cá cơm và lươn, ốc, ếch… là những hải sản chứa rất nhiều gốc purin, các gốc này sẽ nhanh chóng chuyển hoá thành axit uric tích tụ quanh các mô mềm và khớp rất nguy hiểm cho người bệnh gút. Do đó, người mắc gút cần hạn chế ăn các đồ ăn trên nhằm ngăn cản các cơn đau quay trở lại. Theo các chuyên gia, người bệnh vẫn có thể sử dụng một phần nhỏ các thực phẩm này nhưng nhất thiết phải có sự chỉ định của bác sỹ.

Kiêng thực phẩm nhiều chất béo

Các món ăn nhiều dầu mỡ, chất béo sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình đào thải axit uric, gây lắng đọng tại khớp. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng gây nên tình trạng thừa cân, béo phì không tốt cho sức khoẻ.

Kiêng một số loại rau

Rau xanh được biết đến là nhóm thực phẩm thiết yếu, giàu vitamin và khoáng chất, rất có ích cho sức khỏe con người. Thế nhưng, với những ai mắc gút thì muốn ăn rau xanh cũng cần phải cân nhắc.

Một số loại rau chứa lượng purin khá cao như: Măng tây, súp lơ, nấm hay rau chân vịt… được liệt vào danh sách những thực phẩm mà người bị gút nên kiêng.

Tránh dùng nhiều các gia vị kích thích

Các gia vị như ớt, hạt tiêu…khi dùng lượng nhiều có thể không tốt cho người bệnh gút. Bởi chúng có thể gây hưng phấn thần kinh tự chủ làm tái phát bệnh gút cấp tính.

Không uống rượu bia

Các nghiên cứu đã chứng minh, rượu bia có vai trò làm tăng nguy cơ khởi phát cơn gút cấp. Uống rượu bia làm giảm chức năng của gan thận, gây rối loạn chuyển hóa… Do đó người bị bệnh gút nên bỏ rượu bia là tốt nhất.

Hạn chế đồ uống có ga, nước uống ngọt nhiều đường

Bởi vì đồ uống có ga, nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì. Đây một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút. Ngoài ra, những thức uống này có hại cho người bệnh tiểu đường hoặc rối loạn chuyển hóa. Mà những bệnh này lại có liên quan mật thiết tới bệnh gút. Do vậy cần hạn chế.

Với những thông tin trên, PKĐK Thuận Kiều hy vọng mọi người đã tìm cho mình câu trả lời cho thắc mắc “Bệnh gút nên kiêng gì?”.Ngoài chế độ ăn uống thì người bệnh gút cũng cần duy trì một lối sống khoa học, tăng cường tập thể thao và thăm khám thường xuyên để theo dõi sát sao những chuyển biến của bệnh. Đồng thời, bạn cần chủ động đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám định kì và có biện pháp chữa trị phù hợp với những chuyển biến của bệnh.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: Facebook.com/phongkhamthuankieu

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline