Cơ thể có một lịch trình nghiêm ngặt để tự chăm sóc và tự phục hồi được thực hiện vào một thời điểm cụ thể trong ngày và đêm. Nếu bạn biết rõ về những khung thời gian này, bạn sẽ hạn chế các hoạt động trong ngày khiến các cơ quan đó rơi vào tình trạng căng thẳng khi chúng thực sự cần nghỉ ngơi hoặc làm việc.
Phổi: 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng
Phổi được “thả lỏng” từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng để tống chất độc ra ngoài. Đôi khi, đây là lý do khiến bạn bị ho vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Phổi cố gắng tống các chất thải ra ngoài thông qua ho.
Đại tràng: 5 giờ sáng đến 7 giờ sáng
Đây là thời điểm ruột già thải các chất cặn bã ra ngoài. Do vậy, bạn cần cung cấp một lượng nước thích hợp cho ruột hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, không nên uống cà phê vào khung giờ này vì sẽ hấp thụ nước từ ruột kết làm thay đổi hoạt động của cơ quan này.
Dạ dày: 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng
Vào khung giờ này, dạ dày sẽ tiến hành co bóp. Do vậy, đây là khoảng thời gian tốt nhất để bạn ăn sáng, khiến cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng và cải thiện khả năng tập trung. Bạn có thể bắt đầu với một bữa ăn nhẹ và dễ tiêu hóa, sau đó là nước trái cây. Ngoài ra, bạn nên cố gắng ăn sáng đúng giờ, vì cơ thể đã trải qua 8 tiếng không nạp thức ăn.
Lá lách: 9 giờ sáng đến 11 giờ sáng
Đây là thời gian lá lách được làm sạch và hoạt động. Bộ phận này thông thường giữ vai trò giúp hệ thống miễn dịch bằng cách sản xuất kháng thể để chống lại dị ứng và nhiễm trùng. Nếu lá lách không ở trong tình trạng tốt, bạn có thể bị ốm thường xuyên vì không thể chống lại các cuộc xâm lược vi mô vào cơ thể.
Tim: 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều
Đây là thời gian để tim phục hồi và làm sạch các mảng bám, cholesterol và chất bẩn đã tiếp nhận hàng ngày. Đây là giai đoạn tim hoạt động tích cực nhất trong cả ngày và theo nghiên cứu, 70% các cơn đau tim xảy ra trong những giờ này. Với lối sống không lành mạnh, tim sẽ phải gắng sức trong quá trình phục hồi dẫn đến đau tim.
Ruột non: 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều
Đây là thời gian để ruột non hoạt động trong quá trình tiêu hóa. Nếu đây là thời điểm bạn cảm thấy đầy hơi, ợ hơi hoặc ợ chua thì có thể là do sự bất tiện của ruột non trong quá trình tiêu hóa. Bạn cần lưu ý nhiều hơn đến chế độ ăn uống để đường ruột có thể tiêu hóa đầy đủ.
Thận & bàng quang: 3 giờ chiều đến 7 giờ tối
Hệ thống tiết niệu hoạt động vào những giờ này, giúp làm sạch máu và giữ cho hệ thống hoạt động. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và nên ngủ một giấc ngắn.
Ngoài ra, trong những giờ này, nên hạn chế nạp vào bụng đồ ăn vặt hoặc đồ uống có ga, vì có thể gây khó chịu, ảnh hưởng đến hoạt động đào thải của thận và bàng quang.
Tuyến tụy: 7 giờ tối đến 9 giờ tối
Tuyến tụy và thận hoạt động song song với nhau. Sau khi thực hiện xong công việc của mình, thận sẽ chỉ đạo tuyến tụy bắt đầu làm việc, tiến hành biến carbohydrate thành đường. Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ trong khung giờ này, có lẽ là do cơ thể muốn nghỉ ngơi để tuyến tụy làm việc hiệu quả.
Gan và túi mật: 11 giờ tối đến 3 giờ sáng
Đây là thời gian gan và túi mật xử lý chất thải. Nếu bạn cảm thấy khó chịu trong những giờ này, hãy hiểu rằng gan đang gặp cản trở trong quá trình làm việc. Những cản trở này có thể phát sinh từ quá trình ăn uống và sinh hoạt trước đó.
Nguồn: articlecube.com
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC HẠNG MỤC KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT
TẠI SAO CẦN KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT?
LỜI KHUYÊN BẢO VỆ GAN MẬT TRONG DỊP TẾT
BỆNH LÝ GAN MẬT THƯỜNG GẶP CẦN TẦM SOÁT TRƯỚC TẾT
CÁC HẠNG MỤC TẦM SOÁT TIÊU HÓA TRƯỚC TẾT
KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN VÀ BỆNH LÝ GAN MẬT TRƯỚC TẾT