Loãng xương và thoái hóa khớp là hai tình trạng bệnh lý phổ biến liên quan đến hệ thống xương khớp, nhưng chúng có nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Cùng PKĐK Thuận Kiều tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này nhé! Trang bị những kiến thức y khoa hữu ích là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mỗi người chúng ta.
Về bản chất:
– Loãng xương (Osteoporosis): Đây là một tình trạng trong đó mật độ xương giảm, làm cho xương trở nên dễ gãy.
– Thoái hóa khớp (Osteoarthritis): Đây là một bệnh lý gây ra sự hư hại và mất dần các sụn khớp, dẫn đến đau và cứng khớp.
Về nguyên nhân gây bệnh:
– Loãng xương: Theo thời gian, quá trình tạo xương mới giảm dần theo thời gian khiến mật độ xương giảm. Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ như thiếu hụt canxi, nội tiết tố suy giảm ở phụ nữ sau mãn kinh làm tăng nguy cơ dẫn đến loãng xương.
– Thoái hóa khớp: Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến nhất gây lão hóa sụn khớp dẫn đến thoái hóa khớp. Tuy nhiên,một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm béo phì, di truyền, chấn thương, giới tính và các bệnh khác (viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa…).
Về triệu chứng của bệnh:
– Loãng xương: thường không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Khi mật độ xương giảm mạnh, bạn mới nhận thấy những triệu chứng xuất hiện. Triệu chứng do loãng xương gây ra:
+ Đau mỏi khắp người.
+ Giảm chiều cao.
+ Lưng còng.
+ Gãy hoặc nứt xương.
– Thoái hóa khớp:
+ Đau và cứng khớp, đặc biệt là sau khi vận động hoặc vào buổi sáng.
+ Khớp có thể sưng và cảm giác nóng.
+ Giảm phạm vi chuyển động của khớp.
+ Nghe tiếng lạo xạo khi di chuyển khớp.
Biện pháp chẩn đoán:
– Loãng xương: Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA (Dual-Energy X-ray Absorptiometry).
– Thoái hóa khớp: Chụp X-quang để thấy được tình trạng hư hại sụn và xương; Chụp cộng hưởng từ (MRI) để có hình ảnh chi tiết hơn về khớp.
Cách điều trị:
– Loãng xương: Các biện pháp điều trị loãng xương bao gồm việc dùng thuốc, bổ sung canxi và vitamin D cho cơ thể và tập luyện thể dục đều đặn.
– Thoái hóa khớp: Phương pháp điều trị thoái hóa khớp sẽ nhằm giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Các biện pháp có thể bao gồm dùng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid, tập luyện thể dục và thậm chí trong một số trường hợp có thể cần phẫu thuật.
Loãng xương và thoái hóa khớp đều ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp, nhưng chúng khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị như đã đề cập ở trên. Hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp người bệnh và bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
XẠ TRỊ VÀ HÓA TRỊ TRONG ĐIỀU TRỊ U NÃO – CƠ CHẾ, HIỆU QUẢ
PHẪU THUẬT U NÃO: KHI NÀO CẦN CAN THIỆP?
CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦN THỰC HIỆN ĐỂ CHẨN ĐOÁN U NÃO
U NÃO LÀNH TÍNH VÀ U NÃO ÁC TÍNH: SỰ KHÁC BIỆT VÀ MỨC ĐỘ NGUY HIỂM
BIỆN PHÁP TẦM SOÁT HUYẾT ÁP CAO
ĐỐI TƯỢNG CẦN TẦM SOÁT HUYẾT ÁP ĐỊNH KỲ