Rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện khá phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân do đâu và bệnh này có cách nào điều trị triệt để hay không ? Trong bài viết này Phòng khám đa khoa Thuận Kiều chia sẻ đến mọi người những thông tin hữu ích nhất về chứng rối loạn thần kinh thực vật, giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng chính xác từ đó bảo vệ sức khoẻ bản thân và người thân một cách tốt nhất.
Rối loạn thần kinh thực vật là gì ?
– Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng giữa 2 hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm, xảy ra khi các dây thần kinh của hệ thống này bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là bệnh lý thần kinh tự trị, còn gọi là dysautonomia.
– Rối loạn thần kinh thực vật có thể dao động từ mức độ nhẹ đến đe dọa tính mạng tuỳ theo mức độ ảnh hưởng đến một phần của ANS ( Hệ thần kinh tự động – Autonomic Nervous System) hoặc toàn bộ ANS.
Nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật
*Nhóm nguyên nhân do bệnh lý:
– Các bệnh lý về nhiễm khuẩn, virus: viêm não, viêm màng não hoặc do tổn thương hay chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não…
– Các bệnh lý về thoái hóa thần kinh: teo não, Parkinson, Alzheimer …
– Các bệnh lý tự miễn: lupus, viêm khớp dạng thấp, các bệnh di truyền…
– Bệnh lý mãn tính: tiểu đường, tăng huyết áp, loét dạ dày, tá tràng…
– Sử dụng rượu bia, thuốc lá.
– Các chất tác động tâm thần như thuốc phiện, cần sa, ma túy đá… hoặc các hóa chất độc hại.
– Stress và suy nhược cơ thể kéo dài, trầm
cảm, rối loạn lưỡng cực, các rối loạn loạn thần.
*Nhóm nguyên nhân do thuốc:
-Thuốc điều trị các bệnh lý tim mạch, nội tiết, thần kinh.
– Hóa chất trong điều trị ung thư; tình trạng dị ứng thuốc.
– Các thuốc điều trị tâm thần.
Trong tất cả các nguyên nhân trên, thường gặp nhất là do stress và suy nhược cơ thể kéo dài dẫn đến bệnh rối loạn thần kinh thực vật.
Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật thường biểu hiện như sau:
– Người bệnh có thể cảm thấy choáng váng, ngất xỉu khi đứng lên đột ngột, hoặc hạ huyết áp tư thế đứng.
– Cơ thể không có khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục hoặc không thể vận động gắng sức.
– Người bệnh đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít, ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
– Cơ thể chán ăn, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón hoặc khó nuốt.
– Người bệnh khó bắt đầu đi tiểu, tiểu không tự chủ, khó cảm nhận được bàng quang đầy và không có khả năng làm rỗng bàng quang hoàn toàn, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
– Người bệnh nhìn mờ, gặp khó khăn trong việc điều chỉnh từ sáng sang tối và nhìn rõ khi lái xe vào ban đêm.
– Giảm cảm hứng tình dục, di tinh ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
– Lo lắng quá mức, khó tập trung chú ý vào công việc.
– Dễ mệt mỏi, hay cáu gắt.
– Khó đi vào giấc ngủ.
Chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật
Để chẩn đoán có phải chính xác bạn đang mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật hay không, các bác sĩ thường thực hiện một số phương pháp sau:
– Xét nghiệm máu toàn bộ.
– Xét nghiệm bảng chuyển hoá toàn diện.
– Phân tích nước tiểu.
– Thử nghiệm Histamine.
Điều trị rối loạn thần kinh thực vật như thế nào ?
Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một loại bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động thần kinh tự động. Rối loạn thần kinh thực vật không gây tử vong, nhưng làm giảm hoạt động hoặc ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, tiêu hóa…
Hiện nay, việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay thì mới chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh.
*Điều trị bằng liệu pháp hóa dược:
Về thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật, các loại thuốc thường được dùng để điều trị rối loạn thần kinh thực vật gồm: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa mất ngủ và các rối loạn lo âu, thuốc điều chỉnh động ruột, thuốc tim mạch, thuốc giảm tiết mồ hôi.
*Điều trị bằng liệu pháp tâm lí:
-Tâm lí thư giãn luyện tập dựa trên cơ chế tự kỉ ám thị.
– Tập thở kiểu yoga.Trong cơ thể phổi là cơ quan chịu sự chi phối của hệ thần kinh thực vật và thần kinh động vật. Vì vậy khi tập thở yoga thì có tác dụng điều hòa thần kinh thực vật rất tốt.
– Kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như xông hơi thuốc trên huyệt, xoa bóp, bấm huyệt cũng giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.
Làm sao để phòng tránh bệnh rối loạn thần kinh thực vật
– Giảm lo lắng, căng thẳng trong cuộc sống và làm việc.
– Tập thể dục đều đặn, đặc biệt yoga, thiền.
– Tránh sử dụng thường xuyên các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…
– Không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định.
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều với trang thiết bị y khoa hiện đại, cùng đội ngũ các chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tận tình với bệnh nhân… sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả, ít tốn kém, tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân và người nhà.
PKĐK còn có chương trình khám sức khoẻ tổng quát, theo định kì, theo nhu cầu của mọi người. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về các vấn đề sức khoẻ.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: Facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP SAU MÙA MƯA BÃO
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP SAU MÙA MƯA BÃO
BỆNH NẤM DA SAU MÙA MƯA LŨ
TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM DA TIẾP XÚC SAU MÙA MƯA LŨ
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM TRÙNG DA DO VI KHUẨN SAU MÙA MƯA BÃO
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH VỀ DA SAU MÙA MƯA LŨ