Thiếu máu có thể gây ra các hiện tượng suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu…. Nếu thiếu máu nhiều dẫn đến gây đau vùng trước tim do thiếu máu cơ tim, thậm chí có thể ngất lịm. Bạn không nên lơ là khi thiếu máu vì có thể là hậu quả của nhiều bệnh lý trầm trọng, do đó bạn hãy trao đổi với bác sĩ ngay khi phát hiện thiếu máu để có hướng điều trị kịp thời. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu bạn nên biết.
Thiếu máu do thiếu sắt
– Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất do thiếu chất sắt trong cơ thể. Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Nếu không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho các tế bào hồng cầu.
– Loại thiếu máu này xảy ra ở phụ nữ mang thai hoặc thường xuyên bị mất máu, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lở loét, ung thư và sử dụng thường xuyên một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, đặc biệt là aspirin, có thể gây viêm niêm mạc dạ dày dẫn đến mất máu.
Thiếu máu do thiếu vitamin B12 và folate
– Vitamin B12 và folate đều cần thiết cho quá trình sản sinh hồng cầu ở tủy xương. Do đó, sự thiếu hụt hai dưỡng chất này sẽ gây suy giảm về mặt số lượng hồng cầu mới được sinh ra.
– Một số ví dụ đặc trưng về thiếu máu do thiếu vitamin có thể kể đến như thiếu máu hồng cầu to và thiếu máu ác tính.
Chế độ ăn uống không đủ chất
– Các nguồn thực phẩm chứa nhiều chất sắt bao gồm thịt, gia cầm, cá và các loại thực phẩm chức năng bổ sung chất sắt. Nếu bạn không thường xuyên ăn các loại thực phẩm nêu trên, bạn có khả năng sẽ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
– Ăn chay cũng giúp bạn bổ sung đủ chất sắt cho cơ thể. Một số nguồn thực phẩm chay chứa nhiều sắt có thể kể đến như bánh mì, ngũ cốc, đậu, đậu hũ, trái cây sấy khô, rau bó xôi và các loại rau xanh.
Thiếu máu do sự phá hủy các tế bào máu hồng cầu
– Khi các tế bào hồng cầu mỏng manh và có thể vỡ sớm hơn bình thường sẽ gây ra bệnh thiếu máu tán huyết.
– Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này gồm: Bệnh lupus ban đỏ; Các bệnh truyền qua gen; Lách to khiến các tế bào hồng cầu bị phá hủy quá sớm; Ghép mạch máu, van tim nhân tạo, khối u, bỏng nặng, tăng huyết áp nặng và rối loạn đông máu…
Tan máu bẩm sinh
Tan máu bẩm sinh là bệnh lý huyết học mang tính di truyền, liên quan đến sự bất thường của hemoglobin- một loại cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Ở những người bị tan máu bẩm sinh, các hồng cầu bị phá hủy quá mức sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu, bạn nên nắm bắt để theo dõi sức khỏe của mình. Thiếu máu tùy thuộc vào từng mức độ sẽ dẫn đến những biến chứng khác nhau, vì vậy bạn tuyệt đối không được xem thường những biến chứng bị thiếu máu. Việc xác định được nguyên nhân thiếu máu giúp khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả hơn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH THỜI KỲ GIAO MÙA
CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ TỐT
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA