Sỏi thận gồm nhiều loại khác nhau, để điều trị sỏi thận một các hiệu quả nhất cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa khả năng sỏi tái phát. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi thận, mọi người nên cập nhật thông tin để bảo vệ sức khỏe của chính mình nhé!
Thói quen uống ít nước dễ dẫn đến sỏi thận
Khi lượng nước đưa vào cơ thể không đáp ứng đủ yêu cầu mỗi ngày sẽ khiến cho lượng nước tiểu trở nên đậm đặc hơn, tạo điều kiện thuận lợi để các chất khoáng có trong đó kết tinh nhanh hơn.
Ăn uống không phù hợp
Thói quen ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ cũng gây trở ngại đến tuần hoàn thận. Ngoài ra, việc sử dụng nhiều thức ăn chứa các gốc muối cũng làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Bị sỏi thận do lạm dụng thuốc kháng sinh
Nhiều người có thói quen tự đi mua thuốc tại các cửa hàng dược, sử dụng kháng sinh liều cao trong thời gian dài như Cephalosporin, Penicillin…Đây chính là nguyên nhân khiến tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Nhịn ăn sáng thường xuyên
Bữa sáng rất quan trọng để nạp thêm năng lượng cho cơ thể. Chất dịch mật trong thận có chức năng tiêu hóa thức ăn. Chính vì vậy, việc nhịn ăn sáng sẽ khiến dịch mật bị tích tụ tại túi mật và đường ruột, lâu dần sẽ dẫn tới sỏi thận.
Mất ngủ kéo dài
Khi cơ thể chìm vào trạng thái ngủ, các cơ quan thư giãn là thời điểm để thận thực hiện chức năng tái tạo tổn thương. Bởi lẽ đó, mất ngủ thường xuyên có thể dẫn tới suy thận, thận yếu, là giảm chức năng bài tiết và đào thải dẫn đến tăng nguy cơ mắc sỏi thận.
Nhịn tiểu
Nhịn tiểu quá lâu sẽ khiến các chất khoáng tích tụ lại nhiều hơn trong thận thay vì được đào thải ra ngoài. Đồng thời làm yếu bàng quang, chính vì vậy những người có thói quen nhịn tiểu sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Một số bệnh về đường tiết niệu
Dị dạng đường tiểu hoặc một số bệnh đường tiểu làm cản trở lưu thông nước tiểu gây ứ đọng tạo nên sỏi (dị dạng, u, sỏi bàng quang, u xơ, viêm tiền liệt tuyến). Sỏi thận có thể do nhiễm khuẩn đường tiểu (viêm thận, viêm bàng quang, niệu đạo,…). Sỏi bàng quang, sỏi niệu quản có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng gây nhiễm khuẩn thận, từ đó có thể tạo điều kiện cho sự hình thành sỏi thận.
Béo phì*
Theo một nghiên cứu được đăng lên tạp chí The American Medical Association của Eric N. Taylor và cộng sự đã chỉ rõ mối liên hệ giữa béo phì và bệnh sỏi thận. Tỷ lệ mắc bệnh sỏi thận tăng hơn ở người có chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể) cao và kích thước vòng eo cao hơn bình thường. Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng giúp giảm nguy cơ sỏi thận và phòng cho sỏi thận không tăng thêm.
Nếu bạn bị sỏi thận, bạn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa thận học để tìm thêm các nguyên nhân đặc biệt gây ra sỏi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP SAU MÙA MƯA BÃO
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG HÔ HẤP SAU MÙA MƯA BÃO
BỆNH NẤM DA SAU MÙA MƯA LŨ
TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM DA TIẾP XÚC SAU MÙA MƯA LŨ
NHẬN BIẾT TRIỆU CHỨNG NHIỄM TRÙNG DA DO VI KHUẨN SAU MÙA MƯA BÃO
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC BỆNH VỀ DA SAU MÙA MƯA LŨ