NHỮNG BỆNH LÝ XƯƠNG KHỚP KHỞI PHÁT Ở PHỤ NỮ SAU 40 TUỔI

Khi nữ giới bước qua tuổi 40, mật độ xương thường giảm từ 0,25 đến 1% mỗi năm. Điều này thường diễn ra do nhiều yếu tố, bao gồm các sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai, sinh con và tiền mãn kinh. Cụ thể, sự giảm lượng estrogen và testosterone trong cơ thể phụ nữ cũng có thể góp phần vào việc gây ra bệnh xương khớp.

Loãng xương

Loãng xương là bệnh xương khớp rất thường gặp ở phụ nữ, nhất là những chị em sau 40 tuổi.

Phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương cao là bởi sự sụt giảm nội tiết tố estrogen. Hormone này có tác dụng tăng hoạt động của tế bào tạo xương, đồng thời kiểm soát hoạt động tế bào hủy xương, giúp mật độ xương ổn định. Do đó, khi estrogen bị thiếu hụt, nhất là ở phụ nữ đến giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh, mô xương mới được tạo ra sẽ không bù đắp kịp quá trình hủy xương, làm giảm mật động xương và dần dần gây ra loãng xương.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng khi đĩa đệm cột sống bị trượt ra khỏi vị trí bình thường trong khu vực xương cột sống, tạo áp lực lên các dây thần kinh và ống sống, gây ra cảm giác đau.

Phụ nữ sau tuổi 40 đặc biệt dễ mắc các vấn đề về cột sống, bao gồm thoát vị đĩa đệm. Nguyên nhân chính là sự ảnh hưởng của thai kỳ và quá trình mang thai đối với cơ thể nữ. Trong quá trình thai nghén, tử cung và các mô xung quanh phải chịu áp lực lớn do sự phát triển của thai nhi. Áp lực này có thể làm cho các cấu trúc xương, như xương cùng và xương chậu, trở nên nới lỏng và thay đổi cấu trúc. Những thay đổi này có thể tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm trong giai đoạn mang thai hoặc sau khi sinh con.

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương mô sụn ở khớp. Khi bị tác động tiêu cực, mô sụn này bị mài mòn và bong tróc, dẫn đến bề mặt xù xì, khiến cho hai đầu xương ma sát trực tiếp vào nhau gây ra cảm giác đau đớn.

Nữ giới thường có hệ thống dây chằng xung quanh khớp gối yếu hơn nam giới, dẫn đến nguy cơ tổn thương khi thực hiện các hoạt động vận động. Ngoài ra, cấu trúc xương chậu của phụ nữ thường rộng, đáp ứng chức năng mang thai và sinh con.

Theo Báo Sức khỏe & Đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), nữ giới ở độ tuổi tiền mãn kinh có nguy mắc bệnh thoái hóa khớp cao gấp 1,5 – 2 lần so với nam giới. Theo đó, mỗi lần trải qua quá trình sinh nở, phụ nữ lại càng tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp, đặc biệt là ở khớp gối và khớp háng.

Viêm khớp dạng thấp

Dù nguyên nhân khiến chị em dễ mắc viêm khớp dạng thấp chưa được xác định cụ thể, nhưng theo các chuyên gia, căn bệnh này có liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố. Thay đổi nội tiết kết hợp với các yếu tố như di truyền, môi trường, lối sống, … làm rối loạn chức năng hệ miễn dịch, gây viêm màng hoạt dịch, khởi phát cơn đau và cứng khớp – là cơ chế sinh bệnh viêm khớp dạng thấp.

Chị em đừng bỏ qua việc kiểm tra sức khỏe xương khớp thường xuyên. Ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng đau bất thường nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và tư vấn, điều này giúp phát hiện và điều trị sớm, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline