KHI NÀO CẦN TẦM SOÁT UNG THƯ?

Mọi người nên khám sức khỏe định kỳ để được bác sĩ hỏi bệnh, thăm khám, tầm soát và phát hiện bệnh sớm, tránh rơi vào tình trạng quá lo lắng hoặc bị bỏ sót tổn thương. Vậy khi nào chúng ta cần tầm soát ung thư?

Tầm soát ung thư là gì?

Tầm soát ung thư là thực hiện các xét nghiệm phù hợp trên người khỏe mạnh xem họ có khả năng bị ung thư hay không. Các xét nghiệm tầm soát tốt cần thỏa mãn tiêu chí an toàn, dễ chịu, giá thành rẻ, đủ chính xác và có bằng chứng giúp giảm tỷ lệ tử vong cho nhóm người thực hiện. Bởi, đối tượng của tầm soát là những người chưa hề có triệu chứng, tỷ lệ phát hiện ra ung thư là không cao (<1%) và thường được xem là một dạng “đầu tư dự phòng” qua việc quản lý nguy cơ sức khỏe.

Những phương pháp tầm soát thường gặp là chẩn đoán hình ảnh (chụp CT ngực, siêu âm gan, X-quang vú, nội soi dạ dày/đại tràng) vì ung thư giai đoạn sớm thường khu trú tại chỗ, rất khó phát hiện được qua xét nghiệm máu.

Khi nào cần tầm soát ung thư?

Theo các chuyên gia, rất nhiều bệnh lý, nhất là các bệnh ung thư thường không có biểu hiện ở giai đoạn đầu, hoặc chỉ có những dấu hiệu thoáng qua. Do đó, chúng ta thường có tâm lý chủ quan, không đi khám sớm. Đến giai đoạn giữa và giai đoạn cuối, bệnh mới bắt đầu xuất hiện triệu chứng rõ rệt, nhưng cơ hội điều trị bệnh ở giai đoạn này sẽ thấp hơn rất nhiều.

– Tầm soát ung thư cần được thực hiện với mọi lứa tuổi, mọi giới tính.

– Gói tầm soát ung thư theo tuổi – giới từ 18-30, 30-40, trên 40 tuổi giúp tầm soát sớm ung thư sớm từ lúc chưa có triệu chứng, khả năng chữa khỏi cao.

– Người có chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, chẳng hạn như người lười vận động, thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng và mệt mỏi, nghiện rượu bia, thuốc lá, …

– Những người mắc bệnh lý mạn tính, đặc biệt là các bệnh về gan, dạ dày và phổi: Những trường hợp bị viêm gan, viêm phổi hoặc viêm dạ dày,… không được điều trị triệt để, bệnh hay tái phát, … thì sẽ nguy cơ cao tiến triển thành ung thư.

– Tiền sử bệnh gia đình: Nếu trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em ruột thịt bị ung thư, thì nguy cơ ung thư của bạn cũng cao hơn so với những người khác. Do đó, bạn cũng cần chú trọng nhiều đến việc tầm soát ung thư.

– Người làm việc và sinh sống trong môi trường độc hại, nhiễm hóa chất thì nguy cơ ung thư của họ cũng sẽ cao hơn.

– Đang có các dấu hiệu bất thường như: sụt cân không rõ nguyên nhân, ho kéo dài, trướng bụng, đầy hơi thường xuyên, thay đổi thói quen đại tiện, tiểu tiện, khó nuốt…

Ung thư là một trong những căn bệnh nguy hiểm, đang gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, nhiều bệnh ung thư hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline