CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT NHƯ THẾ NÀO?

Nếu các triệu chứng nhiễm trùng đường ruột kéo dài, có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn hoặc lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian ngắn, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Phương pháp chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột

– Khám lâm sàng

Là cách chẩn đoán đơn giản và nhanh chóng, bằng cách hỏi bệnh sử, kiểm tra triệu chứng, đo nhiệt độ, huyết áp, nhịp tim, …

Khám lâm sàng có thể giúp phát hiện các dấu hiệu của nhiễm trùng đường ruột như tiêu chảy, nôn ói, đau bụng, sốt, mất nước, suy dinh dưỡng.

– Xét nghiệm máu

Phân tích chỉ số máu, phân tích hàm lượng bạch cầu, tiểu cầu, …

Xác định loại vi sinh vật gây bệnh, mức độ nhiễm trùng, mức độ viêm, mức độ biến chứng.

– Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân có thể giúp xác định loại vi sinh vật gây bệnh, phần đường ruột bị ảnh hưởng, mức độ viêm, mức độ loét, mức độ rối loạn hấp thu.

– Chẩn đoán hình ảnh

Bao gồm các phương pháp như Chụp X-quang, siêu âm, nội soi. Giúp phát hiện các biến đổi bất thường của đường ruột, như viêm, sẹo, hẹp, tắc, lỗ rò, nứt, loét, u, polyp, ung thư.

Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường ruột

– Bù nước: Đây là biện pháp điều trị tại nhà rất quan trọng. Người bệnh có thể tự bù nước và điện giải bằng các dung dịch như oresol pha đúng tỷ lệ, nước dừa, nước cháo, … để bù lại lượng nước và điện giải đã mất do tiêu chảy và nôn mửa. Trẻ sơ sinh sẽ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức (nên được uống bù nước hoặc nước trong 12 giờ đầu, sau đó cho trẻ uống sữa công thức như bình thường với số lượng ít hơn, số lần nhiều hơn).

– Dùng thuốc: Điều trị nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn: Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh có thể như: Cotrimoxazol, kháng sinh nhóm imidazole, ….

Trong quá trình điều trị bệnh cho người bị nhiễm trùng đường ruột, điều quan trọng nhất chính là:

Luôn vệ sinh tay sạch sẽ để phá vỡ chuỗi nhiễm trùng.

Uống nhiều nước để phòng tránh các nhiễm trùng.

Không dùng chung các vật dụng cá nhân.

Khử trùng những nguồn dễ lây lan bệnh nhiễm trùng đường ruột.

Nguồn nước hàng ngày luôn phải được đảm bảo vệ sinh.

Khi bị nhiễm trùng đường ruột, nên đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp. Tuyệt đối không được tự tiện sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

 

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ




    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline