Mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm có thể gây biến chứng đến sức khỏe sinh sản về sau, thậm chí là tử vong, do vậy chị em cần nhận biết dấu hiệu mang thai ngoài tử cung sớm để xử lý kịp thời. Phương pháp siêu âm hiện đại liệu có phát hiện được việc mang thai ngoài tử cung hay không? Trong bài viết này, PKĐK Thuận Kiều sẽ làm rõ vấn đề này để chị em có thêm những thông tin hữu ích nhất.
Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không nằm trong niêm mạc buồng tử cung mà phát triển ở một vị trí khác bên ngoài tử cung như vòi trứng (thường gặp nhất), cổ tử cung, buồng trứng, ổ bụng. Một vị trí đặc biệt khác của thai ngoài tử cung là thai bám ở sẹo mổ lấy thai trước đó.
Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung
– Chậm kinh: Với thai ngoài tử cung, chậm kinh là dấu hiệu đặc biệt có giá trị khi kinh nguyệt của người phụ nữ đều.
– Đau bụng: Khi đau bụng, một trong hai bên hố chậu đau âm ỉ hoặc thành từng cơn. Khi khối thai vỡ thì thai phụ thấy đau nhói và choáng.
– Ra máu: Máu âm đạo sẫm màu, ra từng đợt hoặc kéo dài sau 1 vài tuần chậm kinh.
– Khó chịu khi đi vệ sinh: Ít thai phụ biết rằng việc cảm thấy khó chịu khi đi vệ sinh cũng có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung. Theo đó, khi mang thai, bàng quang và ruột rất dễ bị ảnh hưởng, thậm chí là dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu cảm thấy khó khăn khi đi vệ sinh, tiểu buốt, đại tiện đau…cần hết sức lưu ý.
Siêu âm có phát hiện được mang thai ngoài tử cung không?
Nhiều người thắc mắc thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không? Đây là điều dễ hiểu, bởi mang thai ngoài tử cung không giống bình thường. Câu trả lời là “Có” nhé. Siêu âm hiện là cách đơn giản nhất, thường áp dụng nhất để phát hiện và xác định thai ngoài tử cung. Siêu âm thai được thực hiện từ rất sớm, từ những lần khám thai định kỳ đầu tiên nên bác sĩ thường kết hợp kiểm tra thai ngoài tử cung.
Siêu âm đầu dò
– Thông thường, khi mẹ bầu bị trễ kinh lâu ngày và có hiện tượng mang thai thì đi khám. Bác sĩ khi siêu âm tử cung không thấy thai làm tổ sẽ chỉ định siêu âm ổ bụng để xem thai làm tổ ở đâu. Nếu không thấy thì sẽ tiến hành siêu âm đầu dò bằng cách dùng một dụng cụ đưa vào cổ tử cung. Đầu dò sẽ cho hình ảnh chính xác và độ nhạy cao. Siêu âm được các bộ phận buồng trứng, vòi tử cung, ống dẫn trứng… Như vậy sẽ dễ dàng tìm thấy và xác định được vị trí làm tổ của phôi thai.
– Siêu âm đầu dò cũng giúp bác sĩ chẩn đoán được cả tình trạng chảy máu ổ bụng và các hiện tượng liên quan khác.
Siêu âm ổ bụng
Khi thực hiện siêu âm ổ bụng, chị em cần uống nhiều nước – mục đích là khiến bàng quang căng và đầy để bác sĩ siêu âm có thể quan sát tử cung rõ hơn.
Xét nghiệm máu
– Thai phụ sẽ được lấy máu và định lượng hàm lượng hormone HCG – hormone được cơ thể sản xuất ngay khi trứng được thụ tinh. Mức độ tăng nồng độ hCG trong thời kỳ này có thể tiết lộ nguy cơ thai ngoài tử cung.
– Với > 60% các trường hợp, thì lượng βHCG sẽ tăng gấp đôi sau 48% với các thai bình thường. Nếu thai ngoài tử cung thì sau 48h nồng độ chất này sẽ không tăng.
– Bên cạnh xét nghiệm máu, có thể tiến hành xét nghiệm Progesterone. Nếu nồng độ Progesterone > 25ng/ml thì 70% thai làm tổ ở tử cung. Nếu nồng độ này thấp hơn 5ng/ml thì cần có những phương pháp chẩn đoán khác để kết luận.
Tại PKĐK Thuận Kiều, các bác sĩ chuyên khoa sản phụ khoa, sẽ trực thực hiện các loại xét nghiệm và các loại siêu âm như Siêu âm Doppler màu, siêu âm đầu dò, siêu âm mạch máu, tim, vú, giáp, với hình ảnh sắc nét, độ chính xác cao.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG