Muốn xác định được chính xác bệnh đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm thì chúng ta cần hiểu rõ về hai bệnh lý này. Bài viết hôm nay của PKĐK Thuận Kiều sẽ chia sẻ tới bạn đọc những thông tin về cách phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm.
Đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, được cấu tạo gồm những rễ thần kinh độc lập. Dây thần kinh này xuất phát từ vùng thắt lưng, chạy dọc đến mặt sau của 2 chân, làm nhiệm vụ chi phối vận động và cảm giác chi dưới.
Cơn đau dây thần kinh tọa xảy ra khi dây thần kinh này bị kích thích hoặc chèn ép. Cơn đau thường chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, bắt đầu từ đau tại cột sống thắt lưng, sau đó lan đến hông, mông, mặt sau của đùi, xuống cẳng chân, gót chân hoặc mu chân.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là cấu trúc có hình cái đĩa, nằm giữa hai đốt sống kế cận. Cấu tạo đĩa đệm gồm bao xơ bên ngoài dày và chắc, nhân nhầy bên trong như lòng trắng trứng.
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng bao xơ đĩa đệm bị rách, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh, gây ra triệu chứng đau, tê, yếu liệt. Thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở cột sống cổ và cột sống thắt lưng, vì hai nơi này phải thường xuyên vận động và chịu nhiều áp lực nhất.
Phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Vị trí đau:
Dây thần kinh tọa có nguồn gốc từ đốt sống L4, L5, S1 và S2, trong khi thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở đốt sống L4 – L5 hoặc L5 – S1. Triệu chứng đau thường bắt nguồn từ vùng thắt lưng, tạo điều kiện cho việc nhầm lẫn giữa hai bệnh lý này.
Nguyên nhân, triệu chứng:
Đau thần kinh tọa có thể là dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm nhưng đôi khi nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng có thể gây chèn ép dây thần kinh, trong đó thường chèn ép dây thần kinh tọa. Điều này có nghĩa là một người bệnh có thể trải qua cơn đau do cả hai bệnh lý đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm.
Người bệnh cần chủ động theo dõi triệu chứng đau để phân biệt đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm. Thông thường, cơn đau thần kinh tọa lan rộng theo đường đi của dây thần kinh này (từ vùng thắt lưng lan xuống hông, mông và chân) kèm theo biểu hiện nóng rát, khiến người bệnh vô cùng khó chịu, kể cả khi nghỉ ngơi. Đặc biệt cơn đau thần kinh tọa thường chỉ xảy ra một bên của cơ thể.
Ngược lại, người bệnh thoát vị đĩa đệm thường trải qua đau âm ỉ, đau ở cả hai bên hoặc cảm giác đau mạnh ở vùng thắt lưng, đau gia tăng khi họ gắng sức. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cảm thấy tê hoặc yếu ở cả hai chân, vô cùng khó khăn trong việc gập hay duỗi ngón chân cái, đồng thời cơn đau trở nên nặng hơn khi hắt hơi hoặc đi vệ sinh.
Cả hai bệnh lý đều liên quan đến cột sống và gây cản trở chức năng vận động của cơ thể. Vậy nên, chúng ta cần chẩn đoán và điều trị bệnh sớm để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm, không thể phục hồi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
SUY GIÃN TĨNH MẠCH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
CÁC GIAI ĐOẠN SUY GIÃN TĨNH MẠCH
BỆNH SUY GIÃN TĨNH MẠCH: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG
DI CĂN GAN DO UNG THƯ PHỔI: ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CHỨC NĂNG GAN
DẤU HIỆU TOÀN THÂN KHI UNG THƯ PHỔI ĐÃ LAN RỘNG