Giống như các bệnh truyền nhiễm khác, để điều trị đau mắt đỏ bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị bệnh, có các phương pháp điều trị đúng và nghỉ ngơi hợp lý. Không có thuốc điều trị bệnh đặc hiệu vì bệnh do virus gây nên. Vì thế, việc khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khả năng miễn dịch, dinh dưỡng, vệ sinh, có các viêm nhiễm phối hợp hay không, … Người bệnh cần thường xuyên rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định.
Bệnh đau mắt đỏ có thể theo dõi tại nhà và thực hiện các thao tác sau:
– Chườm lạnh nhằm giảm khó chịu mắt, sưng mi
– Rửa mặt, tay thường xuyên với xà bông.
– Tránh dùng chung ly, bát, khăn mặt, … với người khác.
– Tránh dụi mắt, không đi bơi.
– Nên nghỉ học, nghỉ làm trong 1 tuần.
Điều trị tại vị trí đau mắt đỏ
– Sử dụng thuốc đúng loại và đúng liều lượng theo đơn đã được kê của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ có thể kê những loại thuốc khác nhau như kháng viêm, kháng sinh, nước mắt nhân tạo, thuốc tra mắt, …
– Sử dụng thuốc tra mắt đúng cách: lưu ý không để đầu thuốc chạm vào mắt. Đối với thuốc tra dạng mỡ hoặc gel thì bôi vào khoảng 1cm cùng đồ mi dưới, với thuốc nước thì nhỏ từ 1 – 2 giọt.
– Để dễ dàng theo dõi diễn biến của bệnh thì nên tái khám thường xuyên theo lịch hẹn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc thấy mắt sưng hơn, đau hơn hay chảy máu thì cần liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Điều trị toàn diện
– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày: chất đạm, chất xơ, chất béo, tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh nên tránh ăn uống quá kiêng khem để tránh cơ thể rơi vào suy nhược.
– Nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc.
– Tích cực ăn các loại trái cây để bổ sung vitamin như cam, bưởi, chanh, …
– Cần được cách ly hợp lý và sử dụng khẩu trang y tế khi đi ra ngoài.
– Trong thời gian bị bệnh tốt nhất nên tránh tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử.
Nếu mắt gây khó chịu quá nhiều, các triệu chứng không thuyên giảm sau vài ngày bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị dứt điểm. Tại đây các bác sĩ có thể kê một số thuốc kháng sinh và kháng viêm đường uống hoặc đường bôi để phòng ngừa mắt bị bội nhiễm và hạn chế các triệu chứng gây khó chịu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU
VIÊM NÃO MÔ CẦU CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?
VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU CÓ NHỮNG LOẠI NÀO?
SỰ NGUY HIỂM CỦA VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU?