Đường hô hấp của con người gồm nhiều cơ quan có vai trò khác nhau, bất cứ tổn thương hoặc bệnh lý xảy ra ở một vài cơ quan nào cũng gây ảnh hưởng nhất định đến chức năng hô hấp. Đường hô hấp dưới bao gồm các cơ quan từ thanh quản trở xuống, cụ thể gồm: khí quản, phế quản, phế nang, tiểu phế quản,…
Bệnh viêm đường hô hấp dưới là gì?
Viêm đường hô hấp dưới hay nhiễm trùng đường hô hấp dưới là từ dùng để diễn tả chung về các tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phần đường hô hấp dưới, tức là từ thanh quản trở xuống (gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phế nang). Các bệnh lý thường gặp là viêm phổi, viêm phế quản và bệnh lao.
Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới
– Virus (như virus cúm hoặc virus hợp bào hô hấp RSV).
– Vi khuẩn (như Streptococcus hoặc Staphylococcus aureus).
– Nhiễm nấm.
– Nhiễm Mycoplasma. Mycoplasma không phải là virus hay vi khuẩn mà là những sinh vật nhỏ có đặc điểm của cả virus và vi khuẩn.
– Nguyên nhân khác: Bên cạnh những lý do như do virus, vi khuẩn bệnh viêm đường hô hấp dưới còn có thể do các tác nhân gây bệnh khác. Điển hình đó là dị ứng khói thuốc lá, khói xe, khí, bụi, hóa chất, không khí lạnh… Với bệnh viêm phổi mãn tính, nguyên nhân hàng đầu là do khói thuốc.
Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới
– Triệu chứng liên quan đến khí quản: khàn giọng, khó nói.
– Triệu chứng liên quan đến phế quản: ho khan, ho kèm theo đờm, nặng tức ngực.
– Triệu chứng liên quan đến tiểu phế quản: khó thở, thở khò khè, thở rít.
– Triệu chứng tổn thương phổi: khó thở, đau ngực khi hít sâu, ho khạc đờm, ho ra máu.
Ai có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp dưới?
Bất kỳ ai cũng có thể bị viêm hô hấp dưới, nhưng bệnh có nguy cơ cao hơn ở các đối tượng:
– Trẻ em và người lớn tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn trên 65 tuổi;
– Người có thói quen hút thuốc lá;
– Phụ nữ mang thai;
– Người mắc các bệnh lý mãn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim mạch, tiểu đường, các bệnh về gan và thận.
– Những người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc các bệnh ung thư, hoặc vừa trải qua phẫu thuật điều trị, hóa trị liệu cao.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?