Viêm VA là một bệnh rất thường gặp ở trẻ em với biểu hiện thường gặp là chảy mũi và nghẹt mũi. Viêm VA thường được điều trị bằng kháng sinh, giảm đau, hạ sốt và nạo VA trong một số trường hợp. Viêm VA kéo dài và quá phát có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
Nhiễm trùng tai
VA nằm cạnh lỗ vòi tai, là một ống dẫn dịch từ tai giữa xuống họng. Do đó khi VA sưng, nó sẽ làm tắc đường dẫn này, làm dịch ứ đọng ở tai. Hậu quả là viêm ở tai giữa, nếu không chữa trị sẽ dẫn tới nghe kém về sau.
Biến chứng ở mũi xoang
Viêm mũi xoang nếu không được điều trị đúng cách cũng có thể dẫn đến một vài biến chứng nguy hiểm hơn như viêm tấy tổ chức hốc mắt; Gây viêm xoang, viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm phổi; Nếu viêm xoang mũi kết hợp với viêm amidan quá phát còn gây biến chứng ngủ ngáy và các cơn ngưng thở khi ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy hô hấp, vô cùng nguy hiểm cho trẻ.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Nếu vi khuẩn hay virus làm nhiễm trùng nặng VA, chúng có thể lan vào đường dẫn khí. Hậu quả là phổi, phế quản và các cấu trúc trong hệ hô hấp bị nhiễm trùng.
– Viêm mũi họng
Viêm VA có thể dẫn đến viêm mũi họng do phản ứng viêm của các tổ chức bạch huyết khác của vòng Waldeyer, gây nhiễm trùng vùng xung quanh vị trí VA. Trẻ biểu hiện sốt cao, đau họng, ho khan hoặc ho đờm, chảy mũi, ngạt mũi.
– Viêm phổi, viêm phế quản
VA là cửa ngõ của luồng không khí đi vào hệ hô hấp. Khi VA bị viêm, vi khuẩn và virus có thể đi sâu vào bên trong hệ hô hấp của trẻ, gây tình trạng viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Giai đoạn đầu, trẻ có thể biểu hiện các triệu chứng của viêm VA. Lâu ngày, trẻ ho tăng dần, ho đờm, kèm theo khò khè, khó thở, trẻ thở nhanh, gắng sức.
Dị dạng sọ mặt
Khi bị nghẹt mũi lâu năm (khoảng 6-7 năm), trẻ phải liên tục há miệng để thở, vì vậy gây ảnh hưởng lên hình dạng của sọ mặt vốn đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ ở tuổi nhỏ.
Bộ mặt VA là một hậu quả của quá trình viêm VA quá phát ở trẻ. Trẻ bị bộ mặt VA sẽ có trán dô, mũi tẹt, răng vẩu, cằm lẹm, miệng luôn há, trông đờ đẫn và ngơ ngác.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO MÃN KINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ PHỤ NỮ?
GIỮ GÌN ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG KHI NỘI TIẾT TỐ THAY ĐỔI
LIỆU PHÁP HORMONE THAY THẾ (HRT) – NÊN HAY KHÔNG?
THỰC PHẨM “VÀNG” CHO PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH – MÃN KINH
MÃN KINH SỚM – KHI NÀO ĐÁNG LO VÀ XỬ LÝ RA SAO?
LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT: RỐI LOẠN NỘI TIẾT THÔNG THƯỜNG HAY TIỀN MÃN KINH?