VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng, khi tổ chức này bị viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. VA thường phát triển đến khi trẻ 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn.
Viêm VA là gì?
VA chính là tổ chức lympho nằm trong vòm họng, trong tổ chức này có chứa nhiều tế bào bạch cầu. Khi chúng ta hít thở, không khí sẽ đi qua mũi đầu tiên, sau đó đi qua VA và tiếp đó mới đi tới phổi.
Nhiệm vụ của VA chính là nhận diện các vi khuẩn, các tác nhân có thể xâm nhập và tiêu diệt chúng để bảo vệ sức khỏe đường mũi họng. Tuy nhiên, khi tổ chức này không đủ khỏe mạnh sẽ bị vi khuẩn tấn công và gây ra viêm VA. Khi bị viêm, tổ chức này sẽ phát triển quá mức và tạo nên những khối sùi vòm họng rất lớn và gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm VA
Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm VA. Trong các điều kiện thuận lợi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hoặc các loại vi khuẩn có sẵn vùng VA phát triển, gây nên những tổn thương tổ chức lympho của VA này.
Bên cạnh đó, những yếu tố sau đây cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để viêm VA bộc phát nhanh hơn:
– Trẻ có thể trạng yếu như mắc chứng suy dinh dưỡng, còi xương; trẻ sinh thiếu tháng; trẻ có cơ địa bị dị ứng hoặc đang mắc bệnh lý liên quan suy giảm miễn dịch như cúm, sởi, …
– Thời tiết chuyển lạnh, trẻ bị nhiễm lạnh hoặc có thói quen ăn đồ lạnh.
– Trẻ gặp các bệnh lý về nhiễm khuẩn hô hấp như viêm viêm amidan, ….
– Môi trường ô nhiễm: khói bụi, vệ sinh không đảm bảo, trẻ hít phải khói thuốc lá thường xuyên, ….
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm VA như thế nào?
Viêm VA cấp tính
– Sốt cao 39-40 độ, lừ đừ, chán ăn bỏ bú, nôn ói
– Trẻ chảy mũi đục nhày, lượng nhiều
– Nghẹt mũi một hoặc cả 2 bên khiến trẻ thở bằng miệng
– Ho khan do thở bằng miệng gây khô họng và dễ bị kích thích bởi dịch tiết trên nóc vòm chảy xuống
– Rối loạn tiêu hóa do dịch từ nóc vòm chảy xuống, có thể nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, …
Viêm VA mạn tính
– Trẻ chảy mũi màu xanh vàng mà trong dân gian hay gọi là “thò lò mũi xanh”
– Nghẹt mũi thường xuyên phải thở bằng miệng
– Do nghẹt mũi lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, ngủ hay nghiến răng, ngủ ngáy, đái dầm, học hành kém
– Đối với người lớn, vòm họng phát triển rộng hơn của trẻ em, nên ít gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, nhưng luôn có cảm giác vướng và ngứa ở nóc vòm, phải đằng hắng, khạc nhổ, ho khan từng tiếng.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
CÁC HẠNG MỤC KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT
TẠI SAO CẦN KHÁM BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TRƯỚC TẾT?
LỜI KHUYÊN BẢO VỆ GAN MẬT TRONG DỊP TẾT
BỆNH LÝ GAN MẬT THƯỜNG GẶP CẦN TẦM SOÁT TRƯỚC TẾT
CÁC HẠNG MỤC TẦM SOÁT TIÊU HÓA TRƯỚC TẾT
KIỂM TRA CHỨC NĂNG GAN VÀ BỆNH LÝ GAN MẬT TRƯỚC TẾT