Dù paracetamol là một loại thuốc hạ sốt tương đối an toàn nhưng nếu dùng quá liều có thể gây hại gan, gây ngộ độc thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Trong điều trị Covid-19, nếu F0 không sốt có cần uống paracetamol hay không? Hãy theo dõi những thông tin mà Phòng khám đa khoa Thuận Kiều cập nhật dưới đây nhé!
Cơ thể bao nhiêu độ thì được coi là sốt?
Sốt là hiện tượng thân nhiệt tăng cao hơn bình thường, được quy ước khi thân nhiệt cao trên 38 độ C; sốt nhẹ từ độ C đến độ C, trên độ C là sốt cao.
– Đối với trẻ, trước khi tính dùng thuốc hạ sốt có thể áp dụng các biện pháp sau: Để bệnh nhi nằm chỗ thoáng mát (nghĩa là nhiệt độ nơi nằm phải thấp hơn nhiệt độ nơi nằm thấp hơn nhiệt độ cơ thể 5-60C) và nhớ tránh gió lùa. Cho bệnh nhi mặc quần áo mỏng, thoáng (tránh thói quen ủ, trùm nhiều quần áo chăn mền). Lau bằng nước ấm (30-320C, tức nước có nhiệt độ vừa phải, chứ không phải nước quá lạnh, nước đá). Nhúng khăn và lau toàn thân bệnh nhi.
– Còn đối với người lớn, khi thân nhiệt dưới 380C, nếu không thấy quá mệt mỏi, khó chịu thì không nên dùng thuốc hạ sốt, thay vào đó có thể nghỉ ngơi thoáng mát, uống nhiều nước lọc.
Người bệnh không sốt thì không có chỉ định dùng thuốc hạ sốt
Người bệnh không có triệu chứng thì không có chỉ định dùng paracetamol. Thuốc chỉ có hiệu quả hạ nhiệt độ, không có công hiệu dự phòng. Ta chỉ uống khi nhiệt độ cơ thể trên 38 độ C.
Cách xử trí một số tình huống khi người bệnh bị sốt
– Với người lớn khi sốt trên 38,5 độ C hoặc đau đầu, đau người nhiều có thể uống 1 viên hạ sốt chứa Paracetamol hàm lượng 500mg và có thể uống lại từ 4- 6 giờ, ngày không quá 4 viên; uống kèm theo Oresol thay nước để bù nước và điện giải.
– Với trẻ em khi sốt trên 38,5 độ C cần uống thuốc hạ sốt chứa Paracetamol hàm lượng 10- 15mg/kg cân nặng/lần, có thể lặp lại 4- 6 giờ, ngày không quá 4 lần.
Dù chưa có triệu chứng, những F0 cũng cần hết sức chú ý theo dõi nếu có các biểu hiện: Mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh, gai rét, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng từ 4 lần/ngày, ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ hoặc không tỉnh táo, … gọi ngay sự hỗ trợ từ các cơ quan y tế.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?