Thoái hóa khớp là một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, tình trạng này hiện có xu hướng trẻ hóa do ảnh hưởng từ các yếu tố như chấn thương, vận động quá mức hoặc ít vận động, thừa cân. Để phòng ngừa thoái hóa khớp, chị em phụ nữ nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý để tránh cho khớp bị quá tải bởi trọng lượng và vận động bằng cách:
Duy trì cân nặng lành mạnh
Đầu gối và háng là hai khớp chịu trách nhiệm chống đỡ trọng lượng cơ thể. Điều này cũng có nghĩa là ở những người thừa cân hoặc béo phì, các khớp này của họ sẽ chịu gánh chịu thêm áp lực không đáng có, từ đó tạo điều kiện cho quá trình thoái hóa diễn ra sớm và nhanh hơn.
Như vậy, duy trì trọng lượng hợp lý chính là điều đầu tiên cần được ghi nhớ và áp dụng để ngăn ngừa thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối, khớp háng nói riêng hiệu quả.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện trọng lượng cơ thể và nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai cho các khớp, từ đó giảm nguy cơ chấn thương. Nên rèn luyện thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, khiêu vũ… Người gặp vấn đề về sức khỏe nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước khi tập luyện.
Tránh chấn thương
Không chỉ chấn thương khi tuổi đã cao mà chấn thương khi còn trẻ cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp trong tương lai. Khi tập thể dục cũng như sinh hoạt hàng ngày cần chú ý Không uốn cong quá 90 độ khi thực hiện động tác gập đầu gối, mang giày vừa vặn. Điều trị y tế kịp thời nếu xảy ra chấn thương…
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Nên xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cần đặc biệt chú trọng vào nhóm thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin D, protein, axit béo omega-3, … Cần ưu tiên các loại rau xanh và trái cây, đồng thời hạn chế nhưng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ uống có chứa nhiều đường và chất kích thích.
Tránh các thói quen không tốt
Tránh các thói quen không tốt kể trên (đi giày cao gót, cúi đầu dùng điện thoại, ngồi và làm việc sai tư thế, …).
Kiểm soát lượng đường trong máu
Đái tháo đường là một trong những bệnh lý làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Lượng đường trong máu quá cao tăng tốc độ hình thành các phân tử gây cứng sụn khớp, kích thích phản ứng viêm xảy ra, đẩy nhanh quá trình bào mòn sụn khớp.
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần để nhận biết tổng quát sức khỏe của cơ thể và có thể điều trị kịp thời ngay khi vừa phát hiện bệnh. Để tầm soát sớm bệnh thoái hoá khớp bạn có thể yêu cầu kiểm tra các chỉ số liên quan đến xương như nguy cơ loãng xương, mật độ xương, … Nhờ đó, bạn dễ dàng theo dõi tình trạng của cơ thể hơn.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
GỢI Ý MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHĂM SÓC SỨC KHỎE HỆ HÔ HẤP VÀO MÙA ĐÔNG
NHỮNG BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP VÀO MÙA ĐÔNG
ĐIỀU TRỊ VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU NHƯ THẾ NÀO?
NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP CHỦ ĐỘNG PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM NÃO MÔ CẦU
PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VIÊM MÀNG NÃO DO MÔ CẦU
VIÊM NÃO MÔ CẦU CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?