Em đi khám và được chẩn đoán bị viêm mũi dị ứng, gần đây mũi của em chảy nhiều dịch kèm theo đờm, em phải làm sao để điều trị dứt điểm tình trạng này ạ, bác sĩ tư vấn giúp em, em cảm ơn ạ.
Bác sĩ trả lời
Khi mắc bệnh viêm mũi dị ứng do phấn hoa, khói bụi, thời tiết,… người bệnh sẽ hay ngứa mũi, thường xuyên bị hắt hơi rất nhiều. Sau khi hắt hơi, người bệnh sẽ bắt đầu xảy ra tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Nhưng nếu không điều trị, bệnh có thể chuyển sang mạn tính và có thể xảy ra tình trạng dịch đờm từ mũi xuống họng.
Trong dịch đờm có chứa rất nhiều khuẩn bệnh, khi chảy xuống họng nó có thể gây tác động xấu tới vùng họng và gây ra một số bệnh như viêm họng, viêm amidan. Khi dịch đờm này di chuyển xuống phần dạ dày, nó có thể gây viêm dạ dày. Chính vì những lý do trên, bạn không nên chủ quan mà cần khắc phục bệnh càng sớm càng tốt.
Bạn nên tái khám tại phòng khám có chuyên khoa Tai mũi họng để xác định lại có đúng là tình trạng viêm mũi dị ứng không, nguyên nhân viêm mũi dị ứng, biến chứng (viêm xoang, polyp mũi,…), từ đó có thể tư vấn điều trị hiệu quả cho bạn.
Nếu là bệnh viêm mũi dị ứng, người bệnh thường được kê thuốc kháng Histamin để giảm phản ứng dị ứng. Bên cạnh đó là thuốc nhỏ mũi hay thuốc xịt corticosteroid,… Bệnh nhân lưu ý, sử dụng liều lượng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều lượng hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc.
Một lưu ý nhỏ tại nhà, rửa mũi bằng dung dịch muối sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây kích thích ra khỏi mũi, xoa dịu niêm mạc mũi giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Hoặc người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối giúp làm sạch miệng và giảm dịch đờm. Bạn có thể pha thêm với nước cốt chanh để đạt hiệu quả tốt hơn. Xông hơi bằng thảo dược, tinh dầu hay tắm nước nóng cũng sẽ giúp mũi của bạn trở nên thông thoáng hơn, giảm thiểu dịch đờm và tình trạng nghẹt mũi.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO MÃN KINH ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÂM LÝ PHỤ NỮ?
GIỮ GÌN ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG KHI NỘI TIẾT TỐ THAY ĐỔI
LIỆU PHÁP HORMONE THAY THẾ (HRT) – NÊN HAY KHÔNG?
THỰC PHẨM “VÀNG” CHO PHỤ NỮ TIỀN MÃN KINH – MÃN KINH
MÃN KINH SỚM – KHI NÀO ĐÁNG LO VÀ XỬ LÝ RA SAO?
LÀM SAO ĐỂ PHÂN BIỆT: RỐI LOẠN NỘI TIẾT THÔNG THƯỜNG HAY TIỀN MÃN KINH?