Để xác định lượng hồng cầu bất thường hay không, trước hết các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu, sau đó từ kết quả này sẽ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm những xét nghiệm bổ sung, cần thiết khác để có chẩn đoán chính xác về bệnh.
Các biện pháp chẩn đoán tăng hồng cầu
Để xác định số lượng hồng cầu trong cơ thể một người có bất thường hay không, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm sàng lọc nhằm tìm ra nguyên nhân như:
– Tổng phân tích tế bào máu.
– Huyết đồ.
– Xét nghiệm erythropoietin huyết thanh.
– Sắt huyết thanh, Ferritin.
– Chụp X-quang ngực.
– Đo điện tâm đồ.
Điều trị bệnh tăng hồng cầu
Bệnh tăng hồng cầu gồm tăng hồng cầu tiên phát và tăng hồng cầu thứ phát. Với mỗi thể lại có nguyên nhân khác nhau và cách điều trị khác nhau. Ngoài việc điều trị theo nguyên nhân, bệnh nhân mắc bệnh lý tăng hồng cầu nguyên phát và thứ phát còn được triệu chứng nhằm giảm độ cô đặc máu, xuất huyết và điều trị tình trạng thiếu máu.
Các phương pháp điều trị bệnh lý tăng hồng cầu gồm:
– Trích máu: Trích máu là phương pháp điều trị đơn giản và hiệu quả, có thể tiến hành ở nhiều nơi, kể cả các cơ sở y tế cấp cơ sở. Với phương pháp trích máu, mỗi tuần bệnh nhân sẽ được lấy máu tĩnh mạch 1 lần nhằm làm giảm số lượng các tế bào máu trong hệ thống tuần hoàn.
– Dùng thuốc điều trị tăng hồng cầu: một số người dùng aspirin liều thấp với mục đích ngăn ngừa huyết khối hình thành vàthuốc ức chế sản sinh hồng cầu (thường là hydroxyurea, busulfan và interferon).
Tăng hồng cầu phát triển chậm trong khoảng thời gian từ 5 đến 20 năm, trong thời gian đó cơ thể bệnh nhân vẫn bình thường. Bệnh có lúc tăng lúc giảm, nếu được điều trị bệnh sẽ tiến triển chậm hơn và lượng hồng cầu có thể duy trì ở mức ổn định trong nhiều năm.
Tuy nhiên, để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ theo định kỳ và thực hiện một số yêu cầu xét nghiệm. Tăng số lượng hồng cầu thường chỉ được phát hiện ra khi bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu để xác định một bệnh lí nào đó của bạn và kết quả xét nghiệm cũng có thể sẽ xác định được nguyên nhân gây bệnh, hãy trao đổi với bác sĩ về kết quả xét nghiệm để nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
NHỮNG ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH THỜI KỲ GIAO MÙA
CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI TRONG GIAI ĐOẠN GIAO MÙA
NGƯỜI CAO TUỔI NÊN ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ GIẤC NGỦ TỐT
MỘT SỐ BỆNH TRUYỀN NHIỄM HAY GẶP VÀO MÙA THU ĐÔNG
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÚP PHÒNG NGỪA BỆNH HÔ HẤP KHI GIAO MÙA