Viêm loét dạ dày tá tràng được phát hiện sớm sẽ thuận lợi cho việc điều trị. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ vô cùng phức tạp và gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tìm hiểu về bệnh lý này nhé!
Viêm loét dạ dày trá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.
Loét dạ dày tá tràng bao gồm:
– Loét dạ dày xảy ra ở bên trong dạ dày.
– Loét tá tràng xảy ra ở bên trong đoạn đầu của ruột non.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
– Nhiễm vi khuẩn HP:
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây nên các tổn thương nghiêm trọng ở dạ dày và tá tràng.
– Lạm dụng quá nhiều thuốc:
Lạm dụng các thuốc giảm đau, kháng sinh hoặc nhiễm kim loại nặng khiến niêm mạc dạ dày, tá tràng tổn thương và dẫn đến tình trạng loét dạ dày – tá tràng.
– Thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ:
Việc ăn uống không có giờ giấc quy định sẽ khiến acid trong dạ dày tiết ra không đúng theo quy luật, góp phần tăng nguy cơ viêm loét. Đêm khuya là lúc dạ dày được nghỉ ngơi nên nếu thức khuya quá sẽ khiến dạ dày tiếp tục tiến dịch vị như ban ngày, ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày.
– Tuổi tác:
Có tới 60% người bị viêm loét dạ dày từ 65 tuổi trở lên. Vào độ tuổi này sức đề kháng không còn được tốt như thời trẻ nên vi khuẩn gây viêm loét sẽ dễ dàng xâm nhập hơn.
– Ngoài ra, một số yếu tố nguy cơ của loét dạ dày là:
+ Hút thuốc lá. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng ở những người bị nhiễm vi khuẩn HP.
+ Uống rượu. Rượu có thể gây kích ứng và ăn mòn niêm mạc dạ dày, đồng thời làm tăng lượng axit trong dạ dày.
+ Căng thẳng thường xuyên.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
– Đau âm ỉ, nóng rát vùng thượng vị: Đây là triệu chứng thường gặp nhất trong loét dạ dày – tá tràng. Cảm giác này xảy ra ngay sau khi ăn trong loét dạ dày và 2-3 giờ sau bữa ăn trong loét tá tràng. Cơn đau thường dữ dội hơn vào ban đêm và gần sáng do dạ dày vẫn co bóp, bài tiết dịch vị khi thức ăn đã được – – Ợ hơi, ợ chua: Triệu chứng này thường gặp ở những bệnh nhân thời kỳ ban đầu. Ợ hơi, ợ nóng, khó tiêu, cảm giác chướng căng tức bụng vùng phía trên rốn khiến bệnh nhân giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi.
– Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn:
Một số triệu chứng như đầy bụng, buồn nôn cũng là một trong những dấu hiệu thường xuyên của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng. Cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu là do dạ dày đã bị tổn thương, kéo theo hoạt động tiêu hóa chậm lại, khiến cho người bệnh thường cảm thấy chướng bụng, đầy hơi.
– Mất ngủ, ngủ không ngon:
Do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nên người bị viêm loét dạ dày tá tràng sẽ có những giấc ngủ không ngon vì chướng bụng, đầy hơi. Một số người có cảm giác đau khi đêm khuya hoặc gần sáng cũng khiến cho cơ thể bị mất ngủ.
– Rối loạn tiêu hóa:
Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng thường bị táo bón hoặc tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng. Tuy nhiên triệu chứng này cũng thường gặp ở các bệnh ở đường tiêu hóa khác nên khá dễ nhầm lẫn gây chủ quan cho người bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
Phòng Khám Đa Khoa Thuận Kiều Hân Hạnh Được Chọn Là Một Trong 91 Đơn Vị Tiêu Biểu Yết Kiến Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước
Phòng Khám Đa Khoa Thuận Kiều: Tiên Phong Trong Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Lâm Đồng
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều trao tặng 200 phiếu khám sức khỏe cho Trung tâm Báo chí TP. Hồ Chí Minh
Phòng khám Đa khoa Thuận Kiều phối hợp tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh
Phòng khám đa khoa Thuận Kiều tham dự Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024
Phòng khám Đa khoa Thuận Kiều tài trợ học bổng cho sinh viên HUTECH