Thường thì các bệnh về máu rất khó để phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chính vì vậy, khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và xét nghiệm bằng cách phương pháp dưới đây.
Tại sao cần xét nghiệm công thức máu?
Trên thực tế, xét nghiệm máu không chỉ cần thiết khi cơ thể có bệnh. Hầu hết mọi người đều cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên và xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm bắt buộc cùng với các thông số như cân nặng, chiều cao, huyết áp, …
Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ theo dõi, đánh giá tình trạng sức khỏe một cách dễ dàng và còn có thể phát hiện nhiều bệnh hoặc tình trạng liên quan đến thông số xét nghiệm máu.
Xét nghiệm chẩn đoán các bệnh về máu
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
Đây là phương pháp được chỉ định thực hiện phổ biến nhất. Thông qua kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể kiểm tra tổng quát sức khỏe người bệnh và phát hiện được những bệnh lý về máu cơ bản.
Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu đo các hóa chất khác nhau trong máu, giúp cung cấp cho bác sĩ thông tin về hoạt động của hệ cơ, xương và các cơ quan như gan, thận, … Loại xét nghiệm này thường được thực hiện trên phần chất lỏng (huyết tương) của máu.
Xét nghiệm sinh hóa máu bao gồm xét nghiệm đường huyết, canxi và điện giải, mỡ máu, nồng độ acid uric, tình trạng thiếu máu thiếu sắt cũng như xét nghiệm máu để đánh giá chức năng tim, gan, thận. Một số xét nghiệm này yêu cầu phải nhịn ăn trước khi xét nghiệm.
Xét nghiệm sinh thiết tủy xương
Bằng cách lấy mẫu tủy xương dưới dạng dịch lỏng, phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện các bệnh lý liên quan đến máu và tủy xương. Từ bệnh lý nhẹ đến nghiêm trọng, tất cả đều có thể được phát hiện thông qua các chỉ số từ xét nghiệm này.
Cần khám sức khỏe định kỳ, với xét nghiệm máu cơ bản, có thể theo dõi được tình trạng sức khỏe cũng như phát hiện sớm các bệnh lý về máu.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 7, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
KHI NÀO NÊN ĐI KHÁM ĐỂ PHÁT HIỆN SỚM SUY BUỒNG TRỨNG?
NGUYÊN NHÂN GÂY SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: DI TRUYỀN, TỰ MIỄN HAY DO LỐI SỐNG?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM LÀ GÌ? DẤU HIỆU NÀO DỄ BỊ BỎ QUA?
SUY BUỒNG TRỨNG SỚM: ÁM ẢNH CỦA PHỤ NỮ
PHỤ NỮ MẮC HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG MANG THAI CẦN LƯU Ý GÌ ĐỂ PHÒNG NGỪA BIẾN CHỨNG THAI KỲ?
ĐỘ TUỔI NÀO NÊN BẮT ĐẦU TẦM SOÁT NỘI TIẾT ĐỂ PHÁT HIỆN HỘI CHỨNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG (PCOS)?