Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bạn phục hồi sau cơn nhồi máu cơ tim mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch nói chung. Người bị nhồi máu cơ tim sẽ cần có chế độ ăn hợp lý để cải thiện sức khỏe tim mạch. Cùng PKĐK Thuận Kiều tìm hiểu một số thực phẩm có lợi cho người bị nhồi máu cơ tim nhé!
Bổ sung chất xơ, vitamin và chất khoáng
Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe là các flavonoid, các chất này hoạt động như các chất chống ôxi hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Lựa chọn đúng nguồn tinh bột
Các loại thực phẩm như gạo lứt, bột yến mạch và khoai lang cung cấp nhiều chất xơ và giúp kiểm soát đường huyết. Đây là loại carbohydrate mà bệnh nhân nhồi máu cơ tim nên bổ sung hàng ngày.
Đa dạng hoá các thực phẩm giàu protein
Ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm như cá, thịt nạc, gia cầm không da, trứng, hạt và đậu.
Hạn chế cholesterol
Cholesterol có nhiều trong thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa có hàm lượng chất béo cao. Các thực phẩm này đặc biệt không tốt ở những bệnh nhân rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và bệnh tim mạch. Vì vậy, bệnh nhân nhồi máu cơ tim nên hạn chế các loại thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa.
Chọn chất béo lành mạnh
Khi bạn sử dụng chất béo để nấu, hãy chọn chất béo không bão hoà đơn:
– Các loại chất béo này có trong thực vật như dầu oliu, dầu đậu phộng, dầu ngô, dầu đậu nành, dầu hướng dương, quả óc chó, các loại hạt và quả bơ
– Các loại cá biển (cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi, cá cơm) là nguồn chất béo tốt chứa nhiều Omega 3 dồi dào giúp giảm cholesterol.
– Ngoài ra nguồn chất béo tốt còn có ở trong các loại cá nước ngọt, sữa tươi không đường, phô mai
Ăn nhạt
Chế độ ăn ít muối làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đối với người khỏe mạnh, không bị tăng huyết áp, không béo phì, chỉ nên ăn từ 6 – 8g muối/ngày. Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim giai đoạn bán cấp và sau khi đặt stent, sử dụng không quá 5g muối một ngày.
Các loại gia vị có lợi
Nên tăng sử dụng gia vị trong chế biến món ăn như gừng, nghệ, tỏi, hạt tiêu, nước cốt chanh, quế. Những thực phẩm này ngoài tác dụng chống viêm, giảm cholesterol còn có tác dụng giãn mạch và tăng lưu thông máu, tốt cho tim.
Uống đủ nước
Cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng, giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều căn bệnh khác nhau. Đối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài để giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây ra triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng “ngộ độc nước”, biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê.Vì vậy, người bị bệnh tim mạch nên uống nước với lượng vừa phải mà cơ thể chấp nhận được.
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, thì việc điều chỉnh chế độ ăn, lối sống lành mạnh là điều không thể thiếu trong phòng ngừa bệnh nhồi máu cơ tim.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU
– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.
– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.
– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu
Có thể bạn quan tâm:
VÌ SAO BỆNH SỞI DỄ BÙNG PHÁT THÀNH DỊCH?
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA NHỮNG ĐƯỜNG NÀO?
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI NHƯ THẾ NÀO?
BỆNH SỞI CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
BỆNH SỞI – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG