KHÁM TIẾT NIỆU LÀ KHÁM NHỮNG GÌ?

Khám tiết niệu là quá trình kiểm tra sức khỏe của các cơ quan thuộc hệ tiết niệu như: thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, tuyến tiền liệt (ở nam giới).

Hệ tiết niệu là gì?

Hệ tiết niệu là hệ thống các cơ quan sàng lọc, lưu trữ và đào thải nước tiểu, chất thải, chất lỏng từ thận ra bên ngoài cơ thể. Thận tạo ra nước tiểu từ việc lọc các chất thải và các chất không cần thiết từ máu trong cơ thể, nước tiểu theo niệu quản tới bàng quang và được lưu trữ tại đây tới khi bàng quang đầy sẽ được đưa ra bên ngoài qua niệu đạo.

Khám tiết niệu cần khám những gì?

Khám thận

Để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng. Bác sĩ sẽ kiểm tra lần lượt từng thận. Người bệnh nằm yên, thở đều, thả lỏng bụng. Bác sĩ sẽ sờ khi bệnh nhân thở ra, khi đó các cơ mềm nên sẽ dễ nhận biết.

Bác sĩ sẽ dùng một hoặc hay bàn tay ấn sâu ra phía sau để kiểm tra các khối u sâu còn nhỏ. Ấn nhẹ lên phía trên nếu khối u ở vị trí nông và to.

Một tay luồn xuống phía dưới vị trí hố thắt lưng, một ta đặt lên trên bụng bệnh nhân ở vị trí đối diện, hai tay dần ép sát vào nhau. Trong khi sờ, bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng bụng và cảm giác đau của bệnh nhân.

Khám bàng quang

Nếu mắc các bệnh về bàng quang khiến nước tiểu ứ đọng lại cơ quan này, bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện cầu bàng quang trong quá trình thăm khám. Cụ thể như sau:

– Thấy được khối u to ở vùng hạ vị của người bệnh.

– Nếu gõ vào sẽ thấy một vùng đục có hình tròn, lồi lên trên.

– Khi thực hiện sờ nắn sẽ thấy rõ một khối u căng, nhẵn và không di chuyển. Khối u này có thể xẹp xuống ngay sau khi người bệnh được tiến hành thông tiểu. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phân biệt cầu bàng quang với một số loại khối u khác. Nếu người bệnh có sỏi trong bàng quang thì khi thông tiểu có thể nghe thấy âm thanh lạch cạch.

– Khám trực tràng – âm đạo: Để tìm kiếm khối u tại bàng quang và phân biệt với các khối u vùng tiểu khung. Đồng thời có thể phát hiện lỗ rò bàng quang, trực tràng và âm đạo.

Khám niệu đạo

Nâng phần quy đầu lên, nặn từ phía trong ra. Ở người bình thường sẽ không thấy gì chảy ra. Ở phụ nữ, vạch hai môi sẽ thấy lỗ niệu đạo ở phía trên, âm hộ ở phía dưới. Kiểm tra các bộ phận này có thể phát hiện các tổn thương như: viêm tấy lỗ niệu đạo, loét miệng sào, có mủ chảy, …

Khám tuyến tiền liệt ở nam giới

Đối với nam giới, bác sĩ sẽ tiến hành khám tiền liệt tuyết. Tiền liệt tuyến nằm bao quanh cổ bàng quang và ôm lấy phần niệu đạo. Ở người bình thường, không thể sờ hoặc chỉ sờ được một phần của tiền liệt tuyết. Tuy nhiên, nếu có thể sờ thấy và cảm nhận tiền liệt tuyến to lên bất thường thì có thể là do một số vấn đề sau:

– Viêm tiền liệt tuyến với một số biểu hiện như tiền liệt tuyến to và mềm bất thường, bệnh nhân bị đau nhiều và có thể bị ra mủ khi khám trực tràng. Bác sĩ có thể lấy mẫu dịch mủ này để phân tích, soi vi khuẩn. Thông thường, bệnh nhân bị viêm tuyến tiền liệt thì có thể mắc cả bệnh viêm bàng quang.

Đối với những trường hợp mắc ung thư tiền liệt tuyến: Khi sờ nắn cơ quan này, bác sĩ có thể cảm nhận được độ cứng và to của tiền liệt tuyến, thậm chí có thể cảm nhận rõ được khối u cứng đang lồi lên.

Rate this post

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THUẬN KIỀU

– 630 đường Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP. HCM.

– Liên hệ: (028) 38 57 53 55 – 0903 163 703.

– Fanpage: facebook.com/phongkhamthuankieu

    ------

    ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

    Vui lòng điền thông tin bên dưới để đăng kí đặt lịch. PKĐK THUẬN KIỀU sẽ liên lạc với quý khách trong thời gian sớm nhất để tư vấn và bố trí lịch khám vào các khung giờ còn trống






    NamNữ



    Thông tin hẹn khám







    Có thể bạn quan tâm:

    Hotline